Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2017 - 2018 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Trị

10 trả lời
Hỏi chi tiết
1.558
2
0
mỹ hoa
02/06/2018 20:54:00
2/ Điệp từ ” ta làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp., làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời.
Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người
Là cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹo thiên nhiên

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Duy Mạnh
02/06/2018 20:54:12
I.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
- Phép điệp ngữ: ta làm, dù là.
Tác dụng: góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước, nhân dân.
- Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp.
3
0
mỹ hoa
02/06/2018 20:56:09
phần 2,
1/ Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.
4
0
Chan Chan
02/06/2018 20:57:08
PHẦN I:
1. Biểu cảm
2.
-Điệp ngữ " ta ".
-Tác dụng:
+ Tạo điểm nhấn cho đoạn thơ.
+ Thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến phần nhỏ bé nhưng có ích cho xã hội.
3.
- Nội dung: Tác giả diễn tả ước nguyện của mình.
2
0
mỹ hoa
02/06/2018 20:57:11
2/ Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long, Ông đã miêu tả được những vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/06/2018 09:10:59
Câu 1:
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/06/2018 09:18:29
Câu 2:
Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí . Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
1
0
Nguyễn Mai
04/06/2018 08:47:36
Câu 3 phần đọc hiểu

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

1
0
Nguyễn Mai
04/06/2018 08:55:31
Câu 1 phần làm văn

“Đất nước ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao thăng trầm, khó khăn, gian khổ. Biết bao người anh hùng đã phải đổ xương máu để chiến đấu với kẻ thù, với giặc ngoại xâm để giờ đây chúng ta - những con người đang sống ở thế kỉ XXI được sống trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc trên chính đất nước Việt Nam - một quốc gia độc lập, tự do, có chủ quyền.

Hơn ai hết, tất cả chúng ta - những người Việt Nam yêu nước chân chính đều tự hào về điều đó, tự hào mang trong mình dòng máu Việt Nam anh hùng! Thế nhưng tự hào về lịch sử thôi thì chưa đủ, nếu cứ mãi chìm trong chiến thắng thì đất nước trong tương lai sẽ ra sao?

Tất cả chúng ta, thế hệ trẻ của đất nước cần phải làm sao cho đất nước Việt Nam có nhiều điều tự hào hơn nữa. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta với Tổ quốc thân yêu.

Trong cuộc sống này, mỗi con người đều có một giá trị riêng, một vị trí riêng và một số phận khác nhau. Sống làm sao cho không phải hối tiếc và không phải làm lại một điều gì đó thật là khó. Mỗi chúng ta cần có hoài bão, ước mơ, có lý tưởng để theo đuổi, phấn đấu.

Bởi vậy, mỗi cá nhân phải phát huy các truyền thống tốt đẹp đã và đang có. Điều kiện, hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng có một điều không bao giờ thay đổi được đó là dân tộc Việt Nam luôn luôn tôn trọng và phát triển những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta.

Đó là tình yêu nước, yêu dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách..... Đặc biệt, tương lai, vận mệnh đất nước nằm trong tay thế hệ trẻ chúng ta, với sức trẻ dồi dào, lòng nhiệt tình cống hiến.

Thế hệ trẻ khoẻ mạnh thì đất nước vững bền, thế hệ trẻ yếu ớt thì đất nước suy vong. Tuổi trẻ Việt Nam hãy luôn có mơ ước và không ngừng sáng tạo. Hãy sống có ý nghĩa, đừng làm những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong một đời an nhàn, vô sự, việc đời không liên can.

Đừng sống như những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa, đi thuyền sợ sóng, trèo cao sợ run chân, không có khí phách, không thể tự lập khi rời khỏi sự bảo hộ của bố mẹ. Đó là sống thừa, sống hèn, sống ăn bám. Sống như vậy khiến bản thân trở nên yếu đuối, nhút nhát!

Bạn và tôi, những chủ nhân tương lai của đất nước thế kỷ XXI, đừng sống như vậy. Tuổi trẻ Việt Nam, dám nghĩ dám làm, không ngại việc khó, khi Tổ quốc lên tiếng, chúng ta sẵn sàng!”.

1
0
Nguyễn Mai
04/06/2018 08:58:38
Câu 2 phần làm văn

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm hay được ông viết vào những năm 1970 nhân một chuyến tác giả đi thực tế tại Sa Pa. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật, con người bình dị lặng lẽ sống lặng lẽ cống hiến cho đời những gì tinh túy nhất, mà không hề mong muốn được ghi nhận đền đáp. Tác giả Nguyễn Thành Long đã dành cho nhân vật của mình thật nhiều tình cảm, sự trân trọng, nể phục trong từng lời văn chân thực, giản dị mộc mạc

Hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm này, thể hiện một tinh thần sống mạnh mẽ, một tâm hồn cao đẹp yêu đời. Anh là người sống có lý tưởng hoài bão, sống có trách nhiệm với những công việc mà mình đang làm. Tinh thần làm việc của anh khiến nhiều người trẻ hôm nay phải nể phục, và noi gương.

Tác phẩm này được viết trong bối cảnh miền Bắc nước ta đã giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp đang bước vào thời kỳ tự do, hăng say lao động sản xuất để chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất nước nhà. Do đó, đây là một tác phẩm vô cùng có ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Nó cổ vũ tinh thần, cho người dân ta nỗ lực tiến lên, thêm yêu những công việc mà mình đang làm.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là anh thanh niên, một người, một nhân vật không tên, không phải là anh không có tên nhưng có lẽ tác giả không muốn hỏi tên hoặc đặt tên cho anh bởi ngay tiêu đề của tác phẩm đã mang một điều gì đó vô cùng lặng lẽ

. Anh thanh niên này làm nghề khí tượng thủy văn. Một công việc vô cùng vất vả khi ngày nào anh cũng phải dậy rất sớm từ 1 giờ sáng leo lên đài khí tượng rất cao dưới trời mưa, tuyết rơi, lạnh lẽo, đường Sa Pa vùng núi vô cùng khó đi và về đêm rất lạnh, nhưng anh không bao giờ thấy mình vất vả. Nếu có ai đó hỏi anh có thấy chán công việc không? Thì ngay lập tức anh sẽ tự tin mà trả lời rằng “Cháu quen rồi nên không thấy vất vả” rồi anh say sưa kể về những công việc của mình như một điều gì vô cùng lý thú, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho anh.

Ngoài công việc chính của nghề khí tượng thủy văn anh còn tự tổ chức chăn nuôi sản xuất. Anh nuôi những con gà chúng đẻ trứng, rồi anh trồng thêm rau xanh, những vườn rau anh trồng luôn luôn vô cùng xanh tươi, mang lại cho anh những niềm vui vô cùng hạnh phúc.

Qua lời kể của tác giả và những hành động của anh thanh niên chúng ta có thể biết được anh là người có tâm hồn vô cùng cao đẹp, khiêm tốn và yêu công việc của mình hơn bất cứ thứ gì trên đời. Anh nói “công việc vất vả nhưng xa nó một ngày cháu buồn chết mất” .

Anh tìm thấy niềm vui, trong công việc lặng lẽ của mình. Tìm thấy tình yêu trong sự lặng lẽ, bình dị ấy. Chính vì thế anh không bao giờ cảm thấy buồn khổ, vất vả, không bao giờ có thời gian chán nản hay than thân trách phận tại sao lại cho mình lên một vùng núi lạnh lẽo, làm một công việc nhàm chán, mỗi ngày đều lặp đi lặp lại giống nhau.

Anh thanh niên cũng là người vô cùng say mê kiến thức. Anh ham học hỏi vô cùng dù ở vùng xa xôi, cuộc sống thiếu thốn nhiều thứ nhưng anh vẫn luôn để dành tiền nhờ bác tài xế lái xe đường dài từ dưới xuôi lên mua cho anh những quyển sách, để anh nghiên cứu tìm tòi học hỏi. Mỗi lần bác tài xế lái xe đưa cho anh những cuốn sách gương mặt anh lại rạng ngời hạnh phúc nó như một món quà vô giá mà bác tài xế đã mang lại cho anh.

Cuộc sống của anh thanh niên bình dị là thế, mộc mạc là thế nhưng anh luôn biết trân trọng cuộc sống này, trân trọng những gì mình đang có. Bởi có lẽ anh biết để có một cuộc sống bình yên, giản dị này rất nhiều chiến sĩ, nhiều xương máu của dân tộc ta đã rơi xuống để đổi được cuộc sống bình dị này.

Những hành động của anh thể hiện một phong cách sống nhân văn, cao thượng, thể hiện một tâm hồn thanh cao luôn biết cống hiến sức lực, nhiệt huyết, trí tuệ của mình để đóng góp cho tổ quốc thân yêu của chúng ta. Hành động của anh là biểu hiện của lòng biết ơn với những người đã hy sinh cho anh và mọi người hôm nay có một cuộc sống tươi đẹp.

Không chỉ có hành động đẹp mà suy nghĩ và tâm hồn anh cũng vô cùng thánh thiện. Trong hoàn cảnh công việc gian nan, nhiều khó khăn thử thách. Anh phải sống một mình giữa đỉnh núi Yên Sơn cô đơn, hoang lạnh không có bạn bè người thân, không có ai làm bầu bạn, quanh năm chỉ thấy mưa bão, tuyết rơi trắng rừng, âm u cô độc. Nhưng anh vẫn âm thầm cống hiến, âm thầm đo nắng mưa, gió mây để mang lại những thông tin hữu ích cho bà con trong sản xuất, trong cuộc sống thường ngày. Anh không sống cùng cấp trên, không lo bị trừ lương nhưng anh vẫn làm việc hăng say, nhiệt tình yêu thích công việc của mình thật sự, chứ không nhằm mục đích thành tích với cấp trên hay, tăng lương, thưởng cho bản thân mình.

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ngoài nhân vật anh thanh niên, là nhân vật trung tâm của câu chuyện, thì những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ gì, hay cô kỹ sư trẻ từ dưới xuôi mới lên cũng thể hiện một cốt cách, tinh thần yêu công việc vô cùng mãnh liệt. Tất cả bọn họ đều toát lên khí chất thanh cao của những tâm hồn thanh cao. Khi đọc xong tác phẩm ta cảm thấy trân trọng cuộc sống, biết ơn những hy sinh thầm lặng mà những con người này đã mang lại cho cuộc sống hôm nay.

Lặng lẽ Sa Pa ngày từ nhan đề đã gợi cho người đọc một cái gì đó rất âm thầm, lặng lẽ, một sự bình yên, giản dị. Những con người trong truyện ngắn họ sống và cống hiến nhưng không phô trương, không hô cao khẩu hiệu này, khẩu hiệu kia, không cần đem lại cho bản thân mình những mục đích quyền lợi nào đó. Họ cứ lặng lẽ sống như bông hoa lặng lẽ dâng cho đời những gì thơm ngát tinh túy nhất.

Qua tác phẩm ta thấy được sự nhân văn của tác giả với những con người sống bình dị, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống xung quanh. Đó là một cái nhìn nhân văn, cao thượng, không đòi hỏi, vụ lợi. Đồng thời tác giả muốn nhắn gửi tới những bạn trẻ hôm nay hãy sống hết mình với công việc và sống có ích, sống đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo