So sánh định tính tính axit của các axit
– Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.
– Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.
HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).
H3PO4 < H2SO4 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)
+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen…) sẽ làm tăng tính axit.
* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:
+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:
CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH
+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:
CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH
– Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.
– Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).
b) So sánh định lượng tính axit của các axit
– Với axit HX trong nước có cân bằng:
HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA
– KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.