liệt kê những khía cạnh về đời sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8
(liệt kê k viết văn nhaa)
cám ơn các bạn nhìuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam trước cách mạng, nói về người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng. Đề tài người nông dân luôn là mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc điển hình qua hai tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao. Đọc những sáng tác này ta sẽ thấy được những vẻ đẹp trong sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".
Khi ta đọc hai tác phẩm này, điều mà gây ấn tượng cho chúng ta nhất đó chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
Chị Dậu là một trong số đó là một người nông dân nghèo, vì phải đóng tiền sưu thuế của chồng nên chị phải bán con đi để lấy tiền trả sưu cho chồng, nhưng vì phải đóng sưu cho người em chồng đã mất nên bọn nhà lý trưởng và tên cai lệ đã đòi đánh anh Dậu đến mức anh bị thương nặng phải để người dân bê về, vì nhìn anh thương lên bà lão hàng xóm đã thương tình cho chị Dậu bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị Dậu nấu cháo, bê lên cho anh Dậu ăn nhưng chưa kịp ăn thì bọn nhà lý trưởng và cai lệ đã đến để đánh chói anh Dậu. Dù cho chị Dậu có cầu xin tha thiết nhưng bọn nhà lý trưởng vẫn không tha và tiếp tục đánh đập, vì thương chồng chị Dậu đã phải dùng những lời lẽ để nói lại bọn chúng. Nhưng khi cơn tức giận đã đến đỉnh điểm, chị Dậu đã đánh lại bọn chúng cho đến khi bọn chúng đi.
Nếu đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta thương cảm cho chị Dậu người phụ nữ nông dân sống dưới chế độ phong kiến bao nhiêu thì khi ta đọc tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng cảm thấy sót thương cho số phận người nông dân với cuộc sống mòn mỏi và mong chờ cái hy vọng mong manh về cuộc sống cô đơn gặm nhấm từ tâm hồn cho đến thể xác già nua của Lão Hạc bấy nhiêu. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai Lão phẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Lão Hạc phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, Lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. Nhưng rồi do hoàn cảnh quá ngặt nghèo Lão buộc phải bán đi cả người bạn thân thiết nhất của mình. Lão Hạc hàng ngày phải làm thuê gánh mướn để kiếm ăn qua ngày, khi không còn có sức để đi làm thuê nữa thì Lão phải ăn kham khổ củ khoai, củ ráy.. qua ngày. Sau khi Lão bán Cậu Vàng người bạn thân của Lão. Lão đã rất khổ tâm và dằn vặt, cuối cùng thì Lão cũng phải kết liễu cuộc đời mình bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Cái chết của Lão Hạc thật đau đớn và dữ dội. Hình ảnh Lão Hạc gợi cho ta những ký ức đau buồn của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước cách mạng tháng tám nổ ra.
Tuy bị rơi vào hoàn cảnh cùng đường nhưng ở mỗi người nông dân vẫn sáng lên những vẻ đẹp thật đáng quý về nhân vật Lão Hạc chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh giàu lòng thương con. Lão luôn ăn năn, day dứt vì nghĩ mình đã không làm tròn bổn phận của người làm cha. Lão đã cố gắng dành dụm tiền bán hoa màu cho con, quyết giữ trọn cho con mảnh vườn. Lão dù có bị bệnh tật, đói nghèo nhưng Lão vẫn không dám đụng vào số tiền dành dụm của con. Lão tìm đến cái chết như một cách bảo vệ tình cha dành cho con đến nỗi Lão không muốn ăn phạm vào số tiền, vào mảnh vườn của con
Tuy rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhưng ở Lão ta vẫn thấy được một người nông dân nhân hậu và giàu lòng tự trọng qua những hình ảnh: Lão rất yêu cậu Vàng, coi nó như con, cùng trò truyện tâm sự cùng với nó. Lão đã đau đớn và dằn vặt khi bán cậu Vàng và đã chọn cái chết như một cách chuộc tội với nó. Lão đã kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi đến khi mất Lão đã gửi cho ông giáo 30 đồng bạc lo may chay cốt là để không làm phiền bà con hàng xóm
Nếu như nhân vật Lão Hạc tiêu biểu cho người nông dân có tấm lòng đôn hậu và cao cả giàu đức hy sinh bao nhiêu thì nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống. Một người phụ nữ yêu chồng, thương con, cam chịu, nhẫn nhục. Chị Dậu đã dành hết cả tình yêu thương cho chồng bằng cả tấm lòng: được bà hàng xóm cho bát gạo, chị vội vàng đi nấu cháo. Cháo chín, chị bắc ra giữa nhà, múc la liệt ra bát, quạt cho chóng nguội. Chị rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm rồi còn ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không. Chị chăm sóc chu đáo cho chồng rồi ra sức bảo vệ chồng: chị tha thiết van xin đám cai lệ và người nhà lý trưởng tha cho chồng mình, xin được khất tiền sưu. Khi van xin không được, chị đã đứng dậy đấu lí với chúng dù biết rằng tai họa có thể ập xuống đầu nhưng để bảo vệ chồng, chị không sợ hãi. Đấu lí không thành, thậm chí chúng còn đánh chị và nhảy bổ đến chỗ anh Dậu, căm tức, uất ức đến tột cùng, chị đã vùng lên đấu lực với chúng dù biết rằng sẽ phải tù, phải tội.
Với sức mạnh tiềm tàng, tinh thần phản kháng, dám đứng lên chống lại áp bức bất công. Chị Dậu đã đi đấu lí đám cai lệ và người của nhà lý trưởng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô ông – tôi đã đưa chị lên vị trí ngang hàng với những tên nha lại. Từ đấu lí chị Dậu chuyển sang đấu lực: đánh vật với bọn cai lệ, làm tên cai lệ ngã bổ nhào ra thềm; túm tóc bọn nhà lý trưởng lẳng ra ngoài sân. Thách thức “Mày trói ngay chồng bà đi! Bà cho mày xem!”, Cách xưng hô mày - bà đã đưa vị trí của chị cao hơn vị thế cao hơn đám người nhà quan
Thông qua hai tác phẩm trên ta thấy bằng ngòi bút hiện thực xuất sắc, cách kể truyện hấp dẫn đã khắc họa nhân vật tài tình, Nam Cao và Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Qua đó, các tác giả cất lên tiếng nói tố cáo xã hội và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho số phận của người nông dân
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |