Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ông cha xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Câu nói trên nhắc nhở con người Việt Nam phải biết ăn nói đúng mực, có văn hóa, có tri thức để hòa nhập, tạo dựng thiện cảm với mọi người. Xã hội có thể ngày càng văn minh, hiện đại hơn, nhưng lời ăn tiếng nói của học sinh, sinh viên ngày nay còn rất nhiều bất cập. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và bàn luận về lời ăn tiếng nói của học sinh, sinh viên hiện nay.
Nói là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quen thuộc của con người trong xã hội. Nói giúp con người trao đổi thông tin, suy nghĩ tình cảm, từ đó họ hiểu biết hơn và hiểu nhau hơn. “Lời ăn tiếng nói” tức là những lời nói kèm theo cử chỉ, thái độ và cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh. Với học sinh, sinh viên, “lời ăn tiếng nói” thường được đặt trong quan hệ giao tiếp với gia đình, bạn bè, thầy cô và các nhân viên, cán bộ trong trường học.
Người Việt Nam từ xưa tới nay đều coi học lễ nghĩa là bài học vỡ lòng đầu tiên: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ở nước ta, từ các gia đình tới trường học đều coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện đức tính, trong đó có phương pháp giao tiếp có văn hóa. Trẻ nhỏ luôn được cha mẹ chúng nhắc nhở phải biết “ạ”, biết “Dạ”, “Vâng”, biết chào ông bà khi đi học về và nói tạm biệt khi rời đi. Đến trường, trẻ em phải khoang tay rồi “Chào thầy”, “Chào cô”, “Chào các bạn”… Học xong cái “lễ” rồi mới học chữ cái A, B, C…, số đếm 1, 2, 3, 4… Học sinh đến trường phải biết nói “lời hay ý đẹp”…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |