Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn trích:
– Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII- XIX- danh nhân văn hóa thế giới. Ông đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều cảnh đời gian truân nên ông có một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đọa đày. Ông hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương TQ.
– “Truyện Kiều” được viết bằng chữ Nôm, sáng tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất cho nền văn học trung đại Việt Nam, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
– Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tiêu biểu cho giá trị của Truyên Kiều
2/ Thân bài
– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Nàng tự vẫn nhưng không thành. Tú Bà vì sợ Thúy Kiều chết đi sẽ mất cả vốn lẫn lời nên lừa nàng ra ở lầu Ngưng Bích với lời hứa đợi nàng bình phục sẽ kén cho một tấm chồng tử tế nhưng thực chất là để chờ thời cơ thực hiện một âm mưu mới tàn độc hơn, đê tiện hơn.
– Giá trị hiện thực:
+ Hoàn cảnh của kiều khi ở lầu Ngưng Bích: thực chất là bị giam lỏng, khóa kín tuổi xuân- khóa kín tự do. Nàng một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng. Từ trên lầu cao nhìn ra xa chỉ có dãy núi, tấm trăng, những cồn cát vẩn bụi hồng. Tưởng chừng “ở chung” là có sự san sẻ, sum vầy, nhưng thực chất, Kiều lẻ loi, chơ vơ, không một bóng hình thân thuộc để bầu bạn, sẻ chia. Cảnh vật mênh mông, rợn ngợp nhưng con người thì nhỏ bé, cô đơn, số phận lênh đênh vô định, tương lai mù mịt.
+ Thông qua việc khắc họa số phận, tình cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du muốn tố cáo xã hội phong kiến, xã hội của đồng tiền. Từ cuộc sống Êm đềm trướng rủ màn che, sóng gió bất kì đẩy nàng phải vào chốn lầu xanh. Trong xã hội ấy, chỉ một lời vu oan của thằng bán tơ mà cha và em Kiều bị bắt giam. Đó là một xã hội đầy sự lừa lọc, nham hiểm. Những Mã Giám Sinh, Tú Bà,…sắn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác, chỉ vì những đồng tiền nhơ bẩn.
– Giá trị nhân đạo:
+ Nguyễn Du thấu hiểu, cảm thông với tình cảnh, số phận của Kiều. Ông đã đứng từ điểm nhìn tâm trạng của nhân vật để cho thấy sự bé bàng, chán ngán, buồn tủi,cô đơn:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
+ Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng nhớ thương Kim trọng, nhớ thương cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nàng thương cho Kim Trọng mỏi mòn chờ đợi tin tức của mình mà không thấy. Nàng xót xa cho cha mẹ, tuổi đã già mà không có ai chăm sóc.
– Bên cạnh sự thấu hiểu, sẻ chia tình cảnh cô đơn, bẽ bàng của Kiều, Nguyễn Du còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của người con gái ấy. Đó là sự vị tha. Trong tình cảnh ấy, đáng lẽ Thúy Kiều phải than thân, trách phận, phải xót xa cho chính mình trước tiên. Thế nhưng quên đi cảnh ngộ của bản thân, Kiều lại dành tình yêu, nỗi nhớ, sự xót xa để nghĩ về Kim Trọng và cha mẹ. Ta thấy Kiều là một người yêu thủy chung son sắt, là một người con hiếu thảo. Nguyễn Du đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Kiều. Đó là tiếng nói đầy lòng nhân đạo.
+ Nguyễn Du đã khắc họa bốn bức tranh tâm cảnh của nhân vật thông qua nghệ thuật độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, thật hiếm người có thể đau với nỗi đau của những người phụ nữ như Nguyễn Du. Ông thấu hiểu nỗi nhớ nhà, thấu hiểu tâm trạng thảng thốt lo âu, dự cảm hãi hùng của người con gái đang bước giữa dòng đời xuôi ngược. Điệp từ “ buồn trông” đã gợi tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, ngày càng tăng tiến, dồn dập, dai dẳng, đeo bám lấy tâm hồn Kiều. Ẩn sau tâm trạng đó là cái nhìn đồng cảm, thương xót, sẻ chia của Nguyễn Du
3/ Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: Màu sắc hiện thực, nhân đạo đã làm tác phẩm trở nên sâu sắc, có sức lay động lòng người. Qua đó, ta thấy được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |