Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

          Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

        (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó.

Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?

Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.

Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Nhân vật  tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).

 

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.559
2
0
Bảo Yến
12/10/2022 19:27:45
1. Biết lắng nghe Nếu bạn chỉ nói mà không biết lắng nghe, bạn sẽ có rất ít bạn bè. Bạn nên lắng nghe tâm tư tình cảm của người bạn mà bạn yêu quý. Lắng nghe cũng thể hiện bạn là một người bạn đích thực. 2. Chọn bạn bè một cách khôn ngoan Hãy tìm bạn, đừng tìm bè. Đừng chọn những bạn bè sẽ làm bạn xấu đi, hoặc đó chỉ là những người có thể đi ăn chơi nhậu nhẹt cùng bạn, rồi đến khi gặp khó khăn thì tắt máy và không quan tâm. Hãy làm bạn với người bạn thực sự có thể gắn bó. 3. Tin tưởng vào linh cảm Bạn phải tin vào linh cảm của bản thân khi làm bạn với một người. Đừng để những lời nói và suy nghĩ của người khác làm ảnh hưởng đến tình bạn của hai người hoặc khiến bạn hiểu lầm người bạn của mình. 4. Dành thời gian cho bạn bè Chúng ta đều bận rộn suốt cả ngày, và bạn không thể dành nhiều thời gian để hỏi thăm bạn bè. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để có những tình bạn đẹp. 5. Tôn trọng bạn bè và bí mật của họ Đôi khi cách duy nhất để tôn trọng bạn bè của bạn là tôn trọng quyết định của họ, ngay cả khi bạn không đồng ý. Ví dụ, bạn không hề thích cô bạn thân của mình hẹn hò với anh chàng đó, nhưng bạn nên tôn trọng sự lựa chọn của cô ấy bởi vì đó là chàng trai làm cho bạn thân của bạn hạnh phúc. Và chắc chắn bạn có thể hiểu, không phải ai cũng có thể là điều mà anh/cô ấy chia sẻ những bí mật thầm kín của mình, nếu bạn là người ấy, hãy tôn trọng và giữ bí mật. 6. Luôn luôn trung thực Bạn phải luôn luôn trung thực với bạn bè, ngay cả khi bạn không đồng tình với họ. Ví dụ, bạn không thích thói quen hút thuốc, hoặc sự lười biếng trong việc học,... của một người bạn thân, hãy góp ý thẳng thắn, cho dù cậu ấy có phật ý như thế nào. Người bạn thực sự như chiếc gương, họ thường nói với bạn những gì bạn biết nhưng không muốn tin. 
7. Tha thứ Bạn bè cũng phải đối mặt với những công việc và khó khăn trong cuộc sống thường ngày mà không thể đến bên bạn thường xuyên. Đôi khi, họ có thể bỏ lỡ những sự kiện quan trọng của cuộc đời bạn, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng họ đã lờ bạn đi và giữ trong lòng một mối ác cảm. 8. Xin lỗi Bạn có thể mắc sai lầm trong tình bạn, giống như bạn phạm sai lầm trong mối quan hệ khác. Tìm hiểu để nói lời xin lỗi khi cần thiết. Hãy xin lỗi và sửa sai một cách chân thành, chắc chắn những người bạn thân của bạn sẽ không nỡ giận bạn quá lâu. 9. Không ghen tỵ Ghen tỵ là kẻ thù tồi tệ nhất của bất kỳ một mối quan hệ nào dù là tình yêu hay tình bạn. Dù mối quan hệ của hai bạn như thế nào, bạn không bao giờ nên để cái tôi của bạn đi theo hướng này. Tình bạn là mối quan hệ bình đẳng và hãy trân trọng thay vì ghen tỵ và nghĩ những điều không hay về bạn ấy. 10. Giúp bạn bè của bạn mà không cần trả ơn Luôn luôn giúp đỡ bạn bè khi anh/cô ấy cần. Tuy nhiên, đừng làm điều này với hy vọng mình sẽ được giúp lại, hoặc được đền đáp xứng đáng. Đó không phải là tình bạn. Tình bạn không có chỗ cho vụ lợi, toan tính và những suy nghĩ ích kỷ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đỗ Duy Anh
06/10/2023 13:19:15
Câu 1:
- Ngôi kể thứ nhất
Câu 2
- Trong câu trên không có số từ
- Đặt câu: Có vài lần em để sách vở ở nhà
Câu 3
Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là một người bé mà học giỏi, chăm , ngoan, nề nếp, cẩn thận
Câu4
Trạng ngữ: sau giờ học ở truòng
Chức năng: Bổ sung ý nghĩa cho câu về mặt thời gian
Câu 5
Thông tin trên giúp em hiểu được Lộc là một người rất quý trọng, cẩn thận khi dùng những đồ dùng của mình
Câu6
   Qua câu chuyện trên, em thấy để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp thì chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau, sẽ giúp cho bạn của mình sẽ tiến bộ hơn. Tình bạn ấy sẽ trở thành một đôi bạn cùng tiến. Như trong câu chuyện trên, Lộc đã giúp nhân vật tôi trong học tâp. Việc tiếp theo để có thể xây dụng dược một tình bạn đẹp thì ta cần phải động viên, khích lệ lẫn nhau. Khi chúng ta động viên, khích lệ người bạn của mình sẽ giúp cho bạn mình có thêm những động lực để phấn đấu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×