a) Tứ giác HCQB có:
M là trung điểm của BC (gt)
M là trung điểm của HQ (HM = MQ)
⇒ Tứ giác HCQB là hình bình hành. (tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường).
b) Vì HCQB là hình bình hành
⇒ BH//CQ hay BE//CQ
Mà BE ⊥ AC (BE là đường cao của ΔABC)
⇒ CQ ⊥ AC (đpcm)
Trong tam giác ABC có BE ⊥ AC, AD ⊥ BC và H là giao điểm của BE, AD
⇒ CH là đường cao thứ 3 của ΔABC
⇒ CH ⊥ AB. Gọi CH cắt AB tại F.
Vì HCQB là hình bình hành
⇒ FC//BQ
Mà FC ⊥ AB (cmt)
⇒ BQ ⊥ AB (đpcm)
c) Tam giác PHQ có:
M là trung điểm của HQ
D là trung điểm của HP
⇒ DM là đường trung bình tam giác PHQ
⇒ DM // PQ hay BC // PQ
⇒ BPQC là hình thang
Xét tam giác PHC có
HP ⊥ BC (vì AH ⊥ BC)
HD = DP (gt)
⇒ Tam giác PHC là tam giác cân
⇒ HC = PC
Mà HC = BQ (tính chất hình bình hành)
⇒ BQ = PC
Xét hình thang BPQC có BQ = PC (cmt)
⇒ BPQC là hình thang cân.
d) Giả sử HCQG là hình thang cân
⇒
ˆ
H
C
Q
=
ˆ
G
H
C
Mà
ˆ
H
C
Q
+
ˆ
H
C
A
=
90
∘
và
ˆ
G
H
C
+
ˆ
H
C
B
=
90
∘
⇒
ˆ
H
C
A
=
ˆ
H
C
B
⇒ CF là đường phân giác của tam giác ABC
Mà CF là đường cao của tam giác ABC
⇒ Tam giác ABC cân tại C.
Vậy tam giác ABC cân tại C thì HCQG là hình thang cân.