Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vị trí địa lý quá khứ và hiện nay của Văn hóa Sa huỳnh

gấp
vị trí địa lý quá khứ và hiện nay của Văn hóa Sa huỳnh 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
63
0
0
Hoang Minh
24/10/2022 08:00:37

Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến Văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư­ dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng ng­ười chết trong những mộ chum. Những mộ chum đư­ợc tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bư­ớc đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư­ trú của ngư­ời Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng.

Các phát hiện cho thấy ngư­ời Sa Huỳnh cổ là những cư­ dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vư­ơng Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gư­ơng đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thư­ơng khá phát triển. Người Chăm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm "một năm tám lứa" từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi là nốôc (bàu) và thuyền nhỏ (tròong ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời quốc vương Chămpa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chăm biết đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung Quốc xuống tới Ấn Độ Dương.

Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh[sửa | sửa mã nguồn]
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Chăm Pa
 
  • Văn hóa Bàu Tró 5.000 TCN–4.500 TCN
  • Văn hóa Xóm Cồn 1.800 TCN–1.200 TCN
  • Văn hóa Tiền Sa Huỳnh 1.500 TCN–500 TCN
    • Văn hóa Long Thạnh 1.500 TCN–980 TCN
    • Văn hóa Bình Châu 1.000 TCN–900 TCN
  • Văn hóa Sa Huỳnh 500 TCN–Thế kỷ I SCN
  • Hồ Tôn Tinh trước thế kỷ 1 TCN
  • Tượng Lâm 592–710
  • Lâm Ấp 192-757
  • Hoàn Vương 757–859 hoặc 875
  • Chiêm Thành 859 hoặc 875–1471
  • Panduranga-Chăm Pa 1471–1697
  • Thuận Thành trấn 1697–1832
 
  • x
  • t
  • s

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của Văn hóa Sa Huỳnh, các bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã não, achat, crystal, amethyst, nephrite và bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi nhiều nhất thích sử dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt chuỗi khác nhau được chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanma hoặc Ấn Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả ba hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ 1-2 TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán.

Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh (mà sử sách Trung Quốc gọi là "lưu ly" gốc từ chữ Phạn là verulia) từ đầu Công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lư­u ly với một sự trân trọng và khâm phục.

Nổi bật trong những vật trang sức của ng­ười Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cư­ờng tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và đư­ợc phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Ng­ười ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×