1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích.
- Giới thiệu về truyện Tấm Cám.
2. Thân bài
* Truyện cổ tích: Mở ra trước mắt người đọc không gian lấp lánh, ấm áp đầy diệu kì và sức hút từ nhân vật, tới tư tưởng, tới các yếu tố thần kì.
* Đặc trưng thứ nhất: Cách lựa chọn nhân vật trung tâm
- Thường là những người lao động nghèo, chịu thua thiệt trong cuộc sống nhưng lương thiện; qua những khổ ải và thử thách liên tiếp, cuối cùng họ cũng được đổi đời, được hạnh phúc.
- Trong truyện Tấm Cám: Nhân vật trung tâm là cô Tấm - người con gái hiền lành, lương thiện... nhưng cuộc đời phải chịu nhiều cực khổ, bất công:
+ Phải làm lụng tất cả các công việc trong nhà.
+ Đi xúc tôm tép với Cám, Tấm bị lừa hết cả giỏ đầy.
+ Bị mẹ con Cám nhẫn tâm giết chết cá bống - người bạn duy nhất.
+ Không được đi dự hội.
+ Khi trở thành hoàng hậu, bị hãm hại hết lần này đến lần khác, trải qua nhiều vòng chuyển kiếp.
=> Cuối cùng, từ chỗ chịu đựng, nhẫn nhục, Tấm cũng đã vươn lên mạnh mẽ trong hành trình tìm hiếm hạnh phúc của mình và nhận được cái kết có hậu.
=> Đạo lí "Ở hiền gặp lành" của cha ông đồng thời là khát vọng của nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
* Đặc trưng thứ hai: Tư tưởng truyện
- Tinh thần lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt, tin tưởng vào công lí, cái thiện chiến thắng cái ác.
- Trong truyện Tấm Cám:
+ Nhân vật Tấm tuy chịu thiệt thòi nhưng ẩn chứa trong cô luôn là tinh thần lạc quan yêu đời, sức sống mãnh liệt.
+ Tuy bị hãm hại và trải qua bao nhiêu lần chết đi sống lại nhưng cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc => Niềm tin vào công lí, vào cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
=> Niềm tin tưởng vào công bằng, công lí.
* Đặc trưng thứ ba: Yếu tố kì ảo, thần kì
- Đây là yếu tố quan trọng và đặc sắc nhất của thể loại này, giúp câu chuyện được liền mạch, giúp giải quyết những mâu thuẫn, xung đột truyện.
- Trong truyện Tấm Cám:
+ Khi bị mẹ con Cám bắt nạt: Tấm thường được Bụt giúp đỡ (hóa phép giúp Tấm có người bạn là cá bống, giúp Tấm có quần áo đẹp, giày đẹp để đi dự hội,...) => Bụt chính là vị thần tiên thường hiện lên giúp đỡ những người hiền lành, lương thiện.
+ Khi Tấm lên ngôi hoàng hậu: Hiện thân của yếu tố thần kì chính là những lần hóa thân của cô (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)
=> Yếu tố thần kì giúp Tấm hóa thân qua bao kiếp nạn, trải qua bao lần sống chết, minh chứng rõ ràng cho sự bất diệt của cái thiện.
=> Ý nghĩa của yếu tố kì ảo, thần kì:
- Dẫn dắt cốt truyện lên tới cao trào.
- Giúp giải quyết những xung đột, mâu thuẫn.
- Giúp nhân dân lao động thực hiện được những ước mơ, khát vọng của mình.
3. Kết bài
- Khẳng định lại các đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám.
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân.