Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa có đoạn

Ai giúp em với:,<<<<<
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài 4. Trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa có đoạn
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra tran
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kién
Hành quân
Đầy đường
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
786
2
0
Bảo Yến
23/10/2022 13:29:57
+5đ tặng

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn  Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai  nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thị Ánh Hồng
23/10/2022 13:34:16
+4đ tặng
Trong các câu thơ trên, ta thấy được rất nhiều phép nhân hóa trong đó. Nào là ông trời thì biết mặc áo giáp đen, ra trận. Rồi mía thì biết múa gươm .Và kiến thì biết hành quân trên đường. Tất cả đều là chỉ trạng thái, hoạt động của con người. Nó đã làm cho thế giới của sự vật như thêm gần gũi với con người, biểu thị được những tình cảm của con người với thế giới vô tri. Ta sẽ cảm thấy ông trời, cây mía, kiến như là con người, biết làm được hành động của con người. Tạo nên sự ngộ nghĩnh, độc đáo của câu thơ trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa. Tác giả đã sử dụng thành công phép tu từ nhân hóa. Khiến cho khung cảnh mưa dễ hiện lên trong mắt người đọc, người nghe. Từ những sự vật bình dị, dễ bắt gặp ở làng quê mà tác giả có thể liên tưởng, tưởng tượng ra các hình ảnh rất hay, phong phú.
Phạm Lý
Bạn có thể viết dài hơn một được không?Mình cần bài dài hơn
0
0
Mai Trần Thị
16/05/2024 20:10:51
Trong đoạn thơ trên, tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh mưa để mô tả cảnh tượng của một trận mưa rất mạnh và to lớn. Bằng cách mô tả "Ông trời mặc áo giáp đen", tác giả đã tạo ra hình ảnh về sức mạnh và uy nghi của thiên nhiên. Câu "Ra tran muôn nghìn cây mía" mô tả cảnh mưa rơi xuống những cánh đồng mía, tạo ra hình ảnh múa gươm của cây mía dưới tác động của gió mưa. Câu "Kién hành quân đầy đường" mô tả cảnh mưa rơi dày đặc, tạo ra hình ảnh như những chiến binh đang tiến hành cuộc hành quân. Tất cả những hình ảnh này tạo nên một bức tranh sống động về cảnh mưa và sức mạnh của thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện sự tài năng và sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để truyền đạt ý nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×