- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể: Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.
- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể:
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Nội dung chính của quan điểm toàn diện
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó...
- Nội dung chính của quan điểm phát triển
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó.
Ví dụ, C. Mác đã đứng trên quan điểm phát triển đế phân tích sự phát triển của xã hội loài người qua các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội hoặc ông đã đứng trên quan điểm đó để phân tích lịch sử phát triển của các hình thái giá trị: từ hình thái trao đổi ngẫu nhiên đến hình thái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ,...
- Nội dung chính của quan điểm lịch sử cụ thể
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật
trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.
Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện và phát triển cần phải luôn luôn gắn với quan điểm lịch sử cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.