Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật cậu bé Hồng

phân tích nhân vật cậu bé hồng(hoàn cảnh gđ,lời nói cử chỉ khi nói chuyện với người cô ,tình của cậu bé hồng nói với mẹ) bài thở"trong lòng mẹ"(sgk cách diều,tập 1)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
203
1
0
Hanh Nguyen
25/10/2022 21:25:25
+5đ tặng

Gia đình là điểm tựa vững chắc, là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào có gia đình cũng lớn lên trong sự chở che và tràn ngập hạnh phúc, trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những thứ gọi là ngoại lệ, luôn có những sự thật bất biến mà khi nghe đến ai ai cũng phải thốt lên bàng hoàng. Một trong những ngoại lệ đó là bé Hồng, một cậu bé đáng thương trong đoạn trích " Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, người mà người ngoài nhìn vào tưởng chừng như có cuộc sống rất sung túc và ấm cúng thế nhưng ẩn sâu trong đó là là những tủi nhục, ấm ức và tổn thương sâu nặng.

Bé Hồng được sinh ra trong một gia đình khá giả và giàu có, gia đình em có tất cả và chỉ thiếu duy nhất đó là hạnh phúc. Đúng vậy, đó là một cuộc giao dịch của gia đình hai bên không hơn không kém, không tình cảm, cuộc sống trở nên rẻ mạt và vô vị, không niềm vui, không tiếng cười hạnh phúc. Thế nhưng thời gian qua đi mối quan hệ ấy đã đâm hoa kết trái và gia đình ảm đạm ấy cuối cùng cũng đón chào đứa con đầu đời của mình. Đó chính là cậu bé Hồng.

Tưởng chừng khi đứa con đầu đời của họ chào đời thì gia đình ấy sẽ thêm gắn kết và mối quan hệ gượng ép kia sẽ được cải thiện, thế nhưng không, cuộc sống vốn đã mệt mỏi nay lại càng thêm mỏi mệt và xa cách. Được sinh ra trên đời đâu phải là cái tội vậy mà cậu bé Hồng lại đang phải chịu những tổn thương trực tiếp từ cha mẹ mình. Làm gì có đứa con nào cảm thấy hạnh phúc nếu bố mẹ chúng không yêu thương nhau. Mối quan hệ hời hợt đến mức ngay cả một đứa nhỏ vài tuổi cũng nhận ra, cũng tự thấy đau đớn và tổn thương, Hồng nhận ra em chỉ là điều cuối cùng còn sót lại để níu giữ mối quan hệ của hai con người đã sinh ra mình. Sự thật phũ phàng như thế liệu có quá nhẫn tâm với một đứa bé vô tội.

Nhưng những tổn thương mà em phải gánh chịu đâu có như thế, bên trong thì gia đình lục đục không hạnh phúc, bên ngoài thì lại nhận những lời dèm pha về cha mẹ, những tin đồn thất thiệt về mẹ mà em chẳng biết đúng sai. Những thứ mà mọi người nói ngoài kia, những điều mà em nghe được về mẹ mình liệu có đúng, em không tin đó là sự thật, em đã đấu tranh suy nghĩ để giữ lại hình ảnh về người mẹ đẹp nhất trong tâm trí mình, gắng gượng sống tiếp mà bỏ ngoài tai những điều thị phi và tai tiếng về cha mẹ. Trong phút chốc đứa nhỏ đáng thương trở thành tâm điểm của những mũi giáo chĩa về phía người thân của mình. Bi kịch chưa dừng lại ở đó, không hạnh phúc đã đành, thiếu thốn đã đành nhưng nay em lại chịu cảnh tan nát gia đình vì người bố nghiện ngập. Bố là trụ cột gia đình, là tấm gương cho con cái noi theo vậy mà người cha vô dụng kia lại biến mình trở thành gánh nặng cho vợ con, trở thành nỗi tủi nhục lớn nhất đối với mẹ con cậu bé Hồng. Mẹ bé Hồng phải lao động cực nhọc để nuôi chồng, nuôi con, tấm thân gầy guộc ấy vừa phải chăm lo cho cuộc sống vừa phải trang trải nợ nần, bà sống mà chẳng phải là sống, sống mà lòng như đã chết.

Vì nghiện ngập mà không lâu sau đó người cha qua đời, nỗi đau này chưa dứt thì nỗi đau kia lại xảy ra, mẹ bé Hồng từ bỏ cuộc sống mỏi mệt đi tìm niềm vui mới bỏ lại một mình em sinh tồn nơi xã hội hiểm ác. Người ta thường nghĩ là giàu sang thì sẽ hạnh phúc thế nhưng không phải như vậy. Dù được sống trong cảnh giàu sang ở nhà họ nội thế nhưng em lại phải chịu sự hắt hủi, khinh rẻ và vô cảm của lũ người ruột thịt. Họ cũng có cùng máu mủ với em, là những người mà đáng ra phải bảo vệ, an ủi và chở che em trong những lúc khó khăn nhất thì họ lại là người quay lưng để rồi nhẫn tâm tạt vào mặt em gáo nước lạnh giá buốt. Gia đình em tan vỡ, người ngoài buông lời dèm pha đã đành thế nhưng ngay trong cái gia đình ấy lại có những kẻ máu lạnh cố gieo dắt vào đầu em những điều không hay, bà cô độc ác cố vấy bẩn suy nghĩ của em về mẹ, từng lời lẽ sắc bén như lưỡi dao khứa mạnh vào trái tim đang nhỏ máu của đứa bé bất hạnh. Bà cô như một con rắn độc mưu mô đang cố hãm hại đồng loại của mình, cố gây sát thương cho đứa cháu tội nghiệp bằng những lời giả dối mà vô cùng giả tạo.

Mặc những lời nói nhẫn tâm nhằm li gián mối quan hệ giữa Hồng và mẹ, suy nghĩ của em về mẹ là không thay đổi, mặc cho bà ta có nói gì, cố nhồi nhét vào đầu em những suy nghĩ sai lệch về người mẹ thì trong trái tim em, từ sâu trong tiềm thức mẹ vẫn mãi là mẹ, vẫn là người đàn bà đẹp và nhân hậu nhất thế gian, là người phụ nữ chịu thương chịu khó đã dành cả thanh xuân của mình để nuôi dạy và săn sóc em. Mẹ cũng xứng đáng được hạnh phúc, dù mọi thứ có là thật thì em vẫn không trách mẹ, mẹ đáng kính mà cũng rất đáng thương. Tình yêu thương mà cậu bé Hồng dành cho mẹ lớn đến mức mà cậu nghĩ "giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi ấy là một vật như hòn đá, cục thủy tinh hay mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy, nhét vào miệng, nghiến cho kì vụn như cám mới thôi". Thế nhưng những điều xảy đến với cuộc đời mẹ lại vô hình, những điều bất hạnh cứ thể xảy đến với mẹ và để lại những vết thương hở lớn và dù có khâu vá chằng chịt cũng chẳng thể lành. Nỗi đau cùng những bất hạnh đã lấy đi hạnh phúc của mẹ em để rồi trong những giây phút suy nghĩ về mẹ em lại bật khóc, giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt bé nhỏ ấy mà không có một ai gần lại lau cho em những giọt đắng, giọt đau.

Và cuối cùng sau bao đau đớn và tổn thương mà em gánh chịu, sau bao ngày mong nhớ khát khao được gặp mẹ thì ước nguyện đó cũng đã thành hiện thực, ngày hôm đó em đã được gặp lại mẹ của mình, gặp lại người mẹ đáng thương mà em luôn cố bảo vệ và tôn thờ bấy lâu nay. Người ta thường nói người mình thương yêu thì dù họ có lẫn trong đám đông chúng ta vẫn có thể tìm ra được, và đúng là như vậy, cậu bé Hồng đã nhìn thấy mẹ của mình trên chiếc xe kéo. Xúc động là thế nhưng em bỗng chốc khựng lại, trong lòng em trào dâng một thứ cảm xúc hỗn độn nào đó, bối rối và hoang mang đến lạ, em sợ mình nhận nhầm người, sợ niềm hy vọng mà mình ấp ủ bấy lâu nay không trở thành hiện thực, sợ người đó không phải là mẹ mình, sợ em ôm hy vọng rồi lại đổi lấy thất vọng. Thế nhưng sau vài giây giằng co trong suy nghĩ em đã bất chấp tất cả cất lên tiếng gọi đầu tiên sau ngần ấy thời gian xa cách mẹ, giọng đứa bé run run bối rối: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!". Và bao mong mỏi của em đã được đền đáp, đó không phải ai khác mà chính là mẹ của em, người mẹ hiền từ mà em mong mỏi được gặp bấy lâu.

Cuộc hội ngộ của hai mẹ con đã giúp tâm hồn em được an ủi, ít nhất trong những giây phút ngắn ngủi đó em không còn phải tự mình chống chọi với thế giới, không còn phải gồng mình mà tỏ ra mạnh mẽ, vậy là em đã khóc, những giọt nước mắt rơi xuống không biết là vì hạnh phúc hay vì những tủi nhục vỡ òa trong em. Ngày hôm ấy có hai tâm hồn sứt mẻ đã tìm về được với nhau, tìm thấy niềm hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời của mình.

Bức tranh về tình mẫu tử ấm áp đã khép lại tác phẩm, đó là thứ tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Dẫu có bị vùi dập nhưng nó vẫn luôn bùng cháy và mãi mãi rực sáng trong tim mỗi người. Tình mẫu tử ấy đã giúp cậu bé Hồng vượt qua tất cả, chống chọi với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt để hướng đến những điều tốt đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
trần hương lan
25/10/2022 22:26:46
+3đ tặng

Trong chúng ta, tình mẫu tử luôn là thiêng liêng và ấm áp nhất. Những đứa con dù hiền hay dữ, dù sang hay hèn thì trong trái tim mình đều có tình yêu thương bao la dành cho mẹ – người sinh thành, nuôi dưỡng và luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất. Tôi đã đọc nhiều câu chuyện, nhiều vần thơ viết về tình mẹ con, nhưng tôi thực sự bị ám ảnh với hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đặc biệt in sâu đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cậu bé Hồng qua đoạn trích "Trong lòng mẹ".

Đọc những dòng đầu tiên của đoạn trích Trong lòng mẹ, tôi thực sự thương cảm và xót xa cho số phận cậu bé Hồng : “Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu ; chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc”. Ngay từ những phút giây bắt đầu đón nhận sự sống, chú bé Hồng đã gặp những bất hạnh.

Là một đứa trẻ lẽ ra cậu bé Hồng phải được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của bố mẹ và gia đình, nhưng trái lại em phải “sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng.” vì bố chết, mẹ bỏ đi “tha phương cầu thực”. Sống giữa gia đình nhưng cậu bé Hồng giống như một đứa trẻ mồ côi, và hơn thế em còn phải chịu đựng sự hắt hủi, chì chiết của người thân, đặc biệt là bà cô.

Trong đoạn trích, nhà văn Nguyên Hồng đã rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng : từ nỗi đau đớn buốt lạnh trước những lời đay nghiến của bà cô đến nỗi vui sướng vỡ oà khi gặp lại mẹ, và bao trùm lên tất cả là tình yêu mẹ vô bờ bến của chú bé.

Dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng sớm phải gánh chịu sự đối xử cay nghiệt của người thân, đó chính là sự nhẫn tâm của bà cô. Cho dù cả đoạn trích không nhắc đến sự đánh đập bằng đòn roi nhưng cách đối xử, lời lẽ mỉa mai của người cô còn khiến cho chú bé đau đớn hơn gấp trăm nghìn lần.

“Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?”, nghe qua ta tưởng đây là lời nói thể hiện sự quan tâm, muốn cháu với bớt nỗi nhớ mẹ nhưng thực chất đây là những lời nói kháy, tàn độc : “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc và đầu óc những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”.

Trước lời nói đầy thâm ý của bà cô, trong lòng cậu bé Hồng lại càng trào dâng lên tình yêu thương mãnh liệt dành cho mẹ “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.”. Cậu ra sức bảo vệ mẹ, cố gắng cười đáp lại dù trong thâm tâm đang rất đau đớn, tủi cực “Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Cậu bé trả lời bà cô và có lẽ cũng là tự an ủi mình, cậu bé luôn có niềm tin mãnh liệt rằng mẹ sẽ về và không bao giờ bỏ rơi cậu.

Tuy nhiên, bà cô của chú vẫn tiếp tục đay nghiến “Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước nữa đâu !”. Tâm hồn non nớt, ngây thơ của chú bé dường như đã quá sức chịu đựng “lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”. Nhà văn đã kết hợp miêu tả đan xen giữa lời nói bà cô và tâm trạng chú bé, mỗi lời bà cô phát ra là một lần khiến cho cậu bé trở nên đau đớn hơn.

Tính chất chì chiết đay nghiến trong từng câu nói cứ tăng dần, để rồi lên đến cao trào khi bà cô nói : “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Từng lời nói như những nhát dao cứa vào trái tim non nớt, khiến cậu bé phải khóc “ròng ròng”.

Hồng khóc không phải vì ghen tị với em bé mà “vì thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm”. Người đọc hiểu rằng, dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng đã có những suy nghĩ chín chắn.

Tình yêu thương mẹ của cậu bé Hồng còn gắn liền với niềm căm tức, thù hận với những định kiến. Bởi lẽ cậu bé hiểu rằng chính những thành kiến tàn ác kia đã đẩy mẹ cậu vào cảnh “tha hương cầu thực”, mẹ con cậu phải chia lìa nhau. Trong nỗi đau uất ức, nghẹn ngào không thốt ra tiếng chú bé Hồng đã có một ước mơ “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Nỗi căm tức, đau đớn của chú bé đã được nhà văn hình tượng hoá qua hình ảnh so sánh biểu cảm. Những cổ tục cũng lạnh lùng, sắc nhọn chẳng khác nào “hòn đá, cục thuỷ tinh”. Bên cạnh đó, biện pháp điệp “mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” khiến cho nhịp văn nhanh dần, mạnh mẽ thể hiện niềm căm tức tột độ của cậu bé Hồng.

Qua đó toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng, chú bé sẵn sàng làm tất cả dù khó khăn, dù đau đớn để bảo vệ người mẹ kính yêu của mình. Suy nghĩ tâm trạng của Hồng khiến cho người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa, thương cảm và khâm phục. Ta hiểu rằng, những thủ đoạn tàn nhẫn, những câu nói cay độc, phũ phàng của bà cô không thể lay chuyển suy nghĩ của bé Hồng về mẹ, trái lại nó càng khiến cho cậu yêu thương mẹ hơn.

Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ, người đọc được trải qua các trạng thái cảm xúc đối lập nhau. Đọc đoạn đầu tiên, ta như đi vào một sa mạc khô cằn tình người, ở đó ta chỉ thấy sự chì chiết, đối xử cay nghiệt và nỗi đau của một chú bé nhưng kết thúc đoạn trích ta lại chìm ngập trong dòng suối mát lành của tình mẹ con ấm áp. Cho dù bà cô có cố tình chia lìa tình mẹ con thì với Hồng cậu luôn tin rằng mẹ cậu sẽ trở về và niềm tin đó đã trở thành sự thực: “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về”.

Để diễn tả niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ, nhà văn đã miêu tả một cách cụ thể, chi tiết: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi Những cụm từ như “thoáng thấy”, “liền đuổi theo”, “gọi bối rối” thể hiện sự cuống quýt, Vội vàng của chú bé. Ta hiểu rằng niềm mong chờ mẹ về luôn thường trực trong tâm trí của chú bé Hồng.

Tuy nhiên, giống như con chim bị thương sợ gặp phải cành cong, cậu bé Hồng chưa kịp vui sướng thì đã lo sợ, lo sợ nếu như đó là người khác thì sẽ thành “trò cười tức bụng” cho lũ bạn. Hình ảnh so sánh tinh tế, biểu cảm cái lầm đó. khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” cho người đọc thấy tâm trạng mong đợi khắc khoải của cậu bé Hồng.

Hình ảnh người bộ hành “ngã gục giữa sa mạc” sẽ chính là hình ảnh của chú bé Hồng sẽ gục ngã giữa sa mạc của sự ghẻ lạnh, đay nghiến nếu như mẹ cậu không về. Câu chuyện được đẩy lên đến cao trào, người đọc cũng hồi hộp chờ đợi: liệu người đó có phải là mẹ cậu bé ? Và rồi, tất cả như được tháo bung ra “Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”.

Đó không còn là những giọt nước mắt tủi cực mà là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhà văn đã viết nên những câu văn nhẹ nhàng để diễn tả tình mẹ con ấm áp. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp và “cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.

Chú bé Hồng thấy mình cần bé lại để “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Ở bên mẹ, Hồng không còn một chút đau đớn, tất cả những lời bà cô giờ trở nên vô nghĩa với cậu “câu nói ấy bị chìm đi ngay, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa.”. Tình mẹ bao la và ấm áp đã xua tan đi mọi băng giá, khổ đau, đem lại một niềm hạnh phúc tràn ngập.

Người đọc như thấy đâu đây sự mỉm cười mãn nguyện của nhà văn. Ông thực sự là nhà văn có trái tim ấm nóng, hiểu và cảm thông sâu sắc với những người có số phận bất hạnh ,đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ. Trang văn của Nguyên Hồng nói chung và đoạn trích Trong lòng mẹ nói riêng thực sự là những trang văn thấm đượm tấm lòng nhân đạo của một nhà văn chân chính.

Đoạn trích Trong lòng mẹ khép lại nhưng đã gợi lên cho người đọc biết bao điều suy nghĩ: chúng ta sẽ làm gì để những tâm hồn non nớt, ngây thơ luôn được sống trong niềm yêu thương, hạnh phúc, chở che ? Chúng ta làm gì để những giọt nước mắt đau đớn, tủi cực không còn lăn dài trên khuôn mặt thánh thiện của các em ? Đó sẽ mãi là câu hỏi nhức nhối mà nhà văn gửi đến mỗi chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư