Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.459
12
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/04/2017 14:52:36
Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai ”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.

Nhưng điều đặc biệt ở Phương Định là không bị ”cái nết đánh chết cái đẹp”; ngược lại, chị đã để sự dũng cảm, ngoan cường và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu tình thương tôn thêm vẻ đẹp cho mình.

Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành".

Sống giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau từng li một như thế nhưng Phương Định không để tâm hồn mình  mòn đi. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.

Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 15:19:52
Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai ”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.

Nhưng điều đặc biệt ở Phương Định là không bị ”cái nết đánh chết cái đẹp”; ngược lại, chị đã để sự dũng cảm, ngoan cường và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu tình thương tôn thêm vẻ đẹp cho mình.

Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành".

Sống giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau từng li một như thế nhưng Phương Định không để tâm hồn mình  mòn đi. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.

Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.

Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở  Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: ’’Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có”.

"Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.

Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chô'ng Mĩ. Qua nhân vật này, chúng ta hiếu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy.

Bước chân lên đường đánh Mĩ, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, có những người vừa rời ghế nhà trường. Tâm hồn các anh, các chị trong trẻo, đầy ước mơ, khao khát và đặc biệt là giàu lí tưởng. Chính những kỉ niệm êm đẹp về gia đình như kỉ niệm về người mẹ trên căn gác nhỏ của Phương Định hay những những kỉ niệm về bàn bè, mái trường,... là hành trang để các anh, các chị mang vào trận chiến. Sống giữa nơi đầu tên mũi đạn họ chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ một cách ngoan cường, dũng cảm. Ai bảo không có những phút giây yếu lòng, lo lắng? Ai bảo tâm hồn họ là thép là đá? Không. Con tim họ cũng biết run lên khi tiếng súng phát nổ. Thần kinh họ cũng căng ra khi quan sát trái bom... Nhưng điều đáng quý và điều làm nên sự khác biệt ở họ là các anh các chị đã giữ được tâm hồn trong trẻo, giàu yêu thương đối với gia đình, đồng đội, đất nước. Và rồi, chính những tình cảm cao đẹp đó đã trở thành động lực để họ chiến thắng những phút giây hiểm nguy, nao núng. Các anh các chị thực sự là “... những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương” như nhà thơ Tố Hữu từng ca ngợi. Không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn cho Tố quốc những gì quý giá nhất:

”Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Đọc "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định trước hết bởi những nét tính cách đáng quý của cô. Nhưng không chỉ vậy, qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Và đây cũng là thành công quan trọng nhất của tác phẩm giàu chất nhân văn này.
1
2
NoName.1045280
10/10/2020 20:50:18
+3đ tặng
<!--[if gte mso 9]><xml> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để giành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với tài năng của mình cùng những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Hình ảnh này được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Phương Định - cũng là nhân vật chính của truyện.

          Phương Định là một cô gái trẻ người Hà Nội. Như bao thanh niên khác, khi chiến trường miền Nam vẫy gọi, cô từ giã gia đình và quê hương để trở thành thanh niên xung phong. Cô sống cùng đồng đội là Thao và Nho trong hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm đánh phá ác liệt của Mĩ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm các quả bom chưa nổ và phá bom. Nhiệm vụ ấy thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

Ấn tượng đầu tiên dễ dàng thấy về nhân vật Phương Định là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống của cô. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, cùng với ánh mắt luôn nhìn xa xăm. Cũng như bao cô gái khác, Phương Định có một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, nhạy cảm, hay mơ mộng. Cô thường quan tâm và tự đánh giá vẻ ngoài của mình. Tuy biết mình được nhiều người để ý và cảm thấy tự hào về điều đó, nhưng cô không săn sóc, vồn vã mà tỏ ra kín đáo, ít biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Cô cũng hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm: "Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thế này hay không..." và hay nhớ lại những kỉ niệm thời học sinh vô tư, hồn nhiên của mình. Khi cơn mưa đá vụt qua, các kỉ niệm ấy như lại sống dậy trong cô. Những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm đó như một liều thuốc tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh, giúp cô vượt qua mọi khó khăn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Phương Định còn có rất nhiều sở thích. Cô mê hát, thuộc rất nhiều bài hát, thậm chí còn bịa ra lời mà hát. Cô thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng.

Không chỉ vậy, Phương Định còn là người có tinh thần đồng đội sâu sắc, thương yêu đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn: "Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ." Phương Định luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội: cảm thấy lo sợ khi chị Thao và Nho ở cao điểm chưa về, chăm sóc chu đáo khi Nho bị thương, hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương dù chị không nói ra. Cô còn là người dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Dù đã quen thuộc với công việc phá bom này, nhưng lần nào tới gần quả bom cô cũng cảm thấy hồi hộp, căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. Tuy vậy, lòng dũng cảm và sự tự trọng đã thúc đẩy cô đàng hoàng bước tới, hoàn thành công việc của mình: "Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới." Cô không hề quan tâm đến việc liệu mình có một cái chết mờ nhạt hay không, mà chỉ nghĩ đến việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bằng nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật sinh động, cụ thể, tinh tế, sắc sảo và sử dụng phương thức trần thuật ngôi thứ nhất để nhân vật tự kể về mình, tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định là một cô gái can đảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đồng thời lại rất hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan, yêu đời. Đó chính là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

          Qua nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã thể hiện cái nhìn thật đẹp về cuộc sống chiến tranh và con người nơi chiến trường. Chiến tranh tuy mang lại bao đau thương, mất mát song vẫn không thể hủy diệt vẻ đẹp tâm hồn, ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ, của con người Việt Nam. Nhân vật Phương Định chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, những người đã dành hết tuổi thanh xuân để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.

1
0
Ni Lin
18/04/2021 19:38:14
+2đ tặng

Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Truyện của bà thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. ” Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà được sáng tác năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất ác liệt. Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của các cô thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. Nổi bật trong số đó là Phương Định, một cô gái trẻ mơ mộng yêu đời có tinh thần chiến đấu dũng cảm. Cô đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Chị Thao, Phương Định, Nho. Phương Định là nhân vật chính của tác phẩm và cũng là người kể chuyện. Cô đến với người đọc bằng lời tự giới thiệu thật dễ mến: ” Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không ” săn sóc vội vã” với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội như chính cô đã từng thú nhận: Chẳng qua là cô chỉ điệu thế thôi. Ai mà có thể ghét được một chút điệu như thế của một cô gái đẹp trước chiến trường ác liệt.

Ngoài là một cô gái đẹp có dáng vẻ kiêu kì, nữ tính xong Phương Định là một cô thanh niên xung phong gan dạ, anh hùng. Sinh ra và lớn nên ở thủ đô Hà Nội, có lẽ cô dễ dàng chiếm lấy một chỗ ngồi ở giảng đường đại học, xung quanh cô tíu tít là phụ nữ bè áo trắng. Nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã cướp đi sự bình yên của đất nước. Bác Hồ đã từng kêu gọi dù có phải hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành được độc lập. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng đó, những lớp thanh niên trường mình dòng máu của bà Trưng, bà Triệu, bao chàng trai cô cô gái như Phương Định khát khao được cống hiến cho đất nước, họ ra đi với khí thế quyết tâm ” đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Cũng như đồng đội của mình Phương Định rất có trách nhiệm trong công việc của mình. Tổ trinh sát mặt đường của cô chỉ có ba người cả ba đều là con gái, các cô ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi cô ở là một vùng trọng điểm luôn phải hứng chịu những trận bom dữ dội của kẻ thù. Nơi đây ” đường đất bị cày xới lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Công việc hàng ngày của cô là phải chèo chạy lên cao điểm giữa ban ngày trong cả mưa bom bão đạn dưới cái nóng trên 30 độ C của thời tiết. Trên đầu máy bay Mĩ quần thảo dưới mặt đất bao nhiêu quả bom chưa nổ, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Sau mỗi trận bom cô phải chạy lên đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Chừng ấy có nhưng với cô tất cả đều quen thuộc và nhẹ nhàng. Một cô gái trẻ vừa tạm biệt tuổi học trò vào chiến trường cô đã trở thành người có bản lĩnh. Cô gái khi còn ở nhà chỉ biết làm nũng mẹ và gào to gọi mẹ chỉ vì mớ sách vở, giấy tờ bày bừa trên bàn không biết sắp xếp thế nào cho gọn. Chiến tranh và bom đạn Mĩ đã làm cô lẫm len và trở thành dũng sĩ mạnh mẽ từ lúc nào mà cô không hề biết. Cô không trực tiếp đối diện với kẻ thù mà phải đối diện với thần chết khi kẻ thù ném bom. Cô hiểu thần chết là một tay không thích đùa. Thần chết luôn ẩn trong ruột quả bom. Một ngày cô phải có đến vài lần đối diện với thần chết, nhưng cô không hề ghê sợ. Cô nói:” Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể còn cái chính hiện bên mình là liệu mìn có nổ không? Không thì làm thế nào để châm ngòi lần 2″. Như bao người lính khác Phương Định xác định rõ lẽ sống của mình: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh với Phương Định cô coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Thế nên vết thương chưa lành, Phương Định không đi bệnh viện cũng chẳng ở trong hang mà đã cùng đơn vị lên cao điểm phá bom. Cô hiểu rằng công việc của mình quan trọng như thế nào đối với biết bao nhiêu sinh mạng của đồng chí. Với những chuyến hàng chi viện cho tiền tuyến đánh thắng quân thù. Còn bom là còn đồng đội phải hi sinh. Phải chăng vì tình yêu tổ quốc mà những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định quyết chiến đấu dù có hi sinh cũng phải giữ cho con đường giao thông duy nhất không bao giờ đứt mạch.

Lòng yêu nước ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của Phương Định khiến cho ta phải cảm phục. Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nét trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom, không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung, còn bốn quả bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình tĩnh và dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo nên cô không đi khom mà ” đàng hoàng bước tới”. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô lại bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết Phương Định ” tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom đất rắn…dấu hiệu chẳng lành”. Thật đáng sợ cái công việc phải đối mặt với thần chết. Ai dám chắc nó sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc mà Phương Định đang hì hoạch đào bới ấy, lúc mà cô vẫn không dùng tay vẫn tập trung công việc ” Tôi cẩn thận bỏ cái gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khả đất rồi chạy lại chỗ ẩn lấp của mình” căng thẳng chờ đợi: ” Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Nếu không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai” thời gian chờ đợi thật đáng sợ ” mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng: Rồi quả bom nổ” một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi đau nhói, mắt cay mãi mới mở được ra. Mùi thuốc bom buồn nôn. Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hằng ngày. Rõ ràng bản chất tự tin, dũng cảm, bản lĩnh, kiên cường càng khắc sâu trong những lần phá bom này. Cô đã chiếm được lòng yêu mến và cảm phục của người đọc, một cô gái bé nhỏ, trẻ trung nhưng thật anh hùng. Phương Định là một hình ảnh đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

Phương Định không những là một cô gái dũng cảm mà là một cô gái có yêu quý trái tim nhân hậu giàu tình yêu thương. Giữa chiến trường ác liệt, tấm lòng Phương Định luôn dành cho đồng đội, yêu quý những anh bộ đội có ngôi sao trên mũ. Cô luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm vào đất cô bé Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao trìu mến. Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa mà đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và giành tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng nhanh với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm động.

Phương Định là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan yêu đời vào chiến trường đã ba năm, cô luôn phải đối mặt với không khí, nguy hiểm. Cô luôn cận kề với cái chết. Nhưng ở cô không hề mất đi sự lạc quan, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Cô vẫn giữ nguyên sở thích yêu âm nhạc. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc hát ầm ĩ đến nỗi ông hàng xóm mất ngủ phải gõ cửa nhắc nhở. Cô hồn nhiên, tinh nghịch đến nỗi cô ngồi trên cửa sổ tầng hai say sưa hát suýt chút nước lăn nhào xuống đất. Cô đem niềm say mê ca hát vào Trường Sơn ác liệt cô thích những bài hát hành khúc, các điệu dân ca quan họ, bài ca chiu sa của Hồng quân liên xô, dân ca ý, chắc giọng hát của Phương Định phải hay lắm, chẳng thế mà chị Thao thường yêu cầu cô hát. Cô còn có tài bịa ra lời bài hát. Sống trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt, sống chết kề bên Phương Định vẫn hay hát. Cô hát trong những khoảnh khắc im lặng trong các trận đánh, hát ngay khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, hát cả khi bom nổ. Tiếng hát say sưa của cô thực sự đã ” át tiếng bom” phải thực sự là cô gái giàu bản lĩnh, hồn nhiên, lạc quan cô mới có thể cất lên những tiếng hát đó ta hiểu dù giặc tàn bạo bao nhiêu, dù muốn hủy diệt cả sự sống nhưng làm sao ngăn được lòng lạc quan yêu đời, vô tư, hồn nhiên của các cô gái trẻ như Phương Định.

Nét hồn nhiên đáng yêu của Phương Định còn được thể hiện khi cô gặp cơn mưa đá trên cao điểm. Cô vui thích cuống cuồng như chưa hề có bom rơi đạn nổ. Trận mưa đá bất ngờ đã kéo cô về với tuổi thơ ngày nào. Một cô học trò hồn nhiên mơ mộng hay làm nũng mẹ. Một căn nhà nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Nơi ấy là một xứ sở thần tiên có hàng cây bốn mùa thay lá những ngọn đèn trên Quảng Trường lung linh như những ngôi sao trong câu truyện cổ tích, hoa trong công viên, tiếng giao của bà bán xôi sáng có cái mũ đội trên đầu…Những kỉ niệm ấy luôn luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, chiến tranh ngỡ như lùi xa trong giây phút bình yên của những mơ mộng ấy ngay giữa chiến trường ác liệt mà Phương Định vẫn có được nét hồn nhiên vô tư thật đáng khâm phục.

Với nghệ thuật kể chuyện sinh động, xây dựng nhân vật thành công, ngôn ngữ giàu hình ảnh, truyện ” Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã tái hiện chân thực, xúc động cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Phương Định và đồng đội của cô là những ngôi sao xa mà gần của một thời oanh liệt một thời không thể nào quên của dân tộc. Những cô gái ấy đã đóng góp một phần không nhỏ vào chiến công kì diệu của đất nước. Đọc truyện ta càng khâm phục tự hào vì thế hệ cha anh đi trước không tiếc xương máu của mình để bảo vệ đất nước. Câu chuyện còn làm chúng ta suy nghĩ về lí tưởng, ý chí và mục đích sống của chúng ta hôm nay. Tuy không phải đối mặt với mũi tên hòn đao như Phương Định nhưng chúng ta phải đối diện với không khí thử thách của cuộc sống mới. ” Những ngôi sao xa xôi” sẽ giúp chúng nhìn nhận cuộc sống tốt hơn và có lẽ sống đúng đắn hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×