Nữ thần A-thê-na
Trong số các vị thần của thế giới Ô-lim-pi-a thì sự ra đời của nữ thần A-thê-na kì lạ hơn cả. Đối với các vị thần tất nhiên sự sinh ra đã khác thường rồi, nhưng A-thê-na thần kì hơn. Nàng không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra, và sinh ra ... từ đầu!
Dớt mắc chứng đau đầu rất dữ, đau từng cơn ong ong, lục ục trong đầu. Trong một cơn đau muốn nổ tung óc, Dớt gọi thần Hê-phai-xtốt lại và ra lệnh :“Lấy búa bổ đầu ta ngay, làm ngay đi...”. Hê-phai-xtốt do dự trước cái lệnh kì quái đó, nhưng Dớt trừng mắt quát: “Bổ đi! Làm ngay đi!...” – Thế là Hê-phai-xtốt nghe lời Dớt. Chàng nâng cây búa nặng ngàn cân lên, dùng sức giáng vào đầu Dớt. Chát một cái! Hê-phai-xtốt rùng mình. Sọ của Dớt nứt toác ra, và từ kẽ nứt nhảy ra một người thiếu nữ mặc nhung y, võ phục gọn gàng, tay kiếm cung, mắt sáng long lanh, tiếng to như sấm. Vừa nhảy khỏi đầu Dớt, nàng liền hét một tiếng vang động cả trời đất như khi xung trận. Đó là A-thê- na , vị thần của trí tuệ, tri thức và chiến trận. A –thê- na đội mũ trụ đồng sáng loáng, mặc áo choàng dài, thường khi tay khoác khiên, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt như một nam thần. Vì là nữ thần của trí tuệ, tri thức nên A-thê-na đã sáng tạo ra biết bao nhiêu điều để dạy cho người dân Hi Lạp. Nàng đã ban cho người trần thế cái cày cái bừa để họ có thể làm ruộng, trồng lúa, trồng nho. Nàng trao cho người phụ nữ cái xa quay sợi và khung cửi dệt. Nàng dạy cho họ nghề dệt khéo léo và công phu để họ có thể dệt nên tấm vải dày, mỏng tùy theo ý thích với màu sắc rực rỡ như lòng họ mong muốn. Vì thế người xưa gọi nàng là “A-thê-na Ergana” nghĩa là “thợ giỏi”. Nàng còn đặt ra các thiết chế, luật pháp cho các đô thị, để con người biết cách cai quản, điều hành cuộc sống của mình được trật tự và công bằng. Vì là nữ thần trí tuệ, tri thức nên nàng được Dớt sinh ra từ ... đầu, hay cũng vì sinh từ đầu Dớt mà nàng phải là vị nữ thần của trí tuệ, tri thức? Do đó một chức năng nữa mà A- thê – na phải đảm nhận là : đảm bảo cho khoa học và kĩ thuật ở các đô thị phát triển rực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người.
A-thê-na thường có một biệt danh quen thuộc là Palax. Người xưa giải thích, sở dĩ nàng có biệt danh này là do nàng đã đánh bại được tên khổng lồ Palax trong một trận giao tranh ác liệt. Để ghi nhớ chiến công hiển hách của mình, A-thê-na lột da địch thủ căng lên tấm khiên. [...] A-thê-na tham dự khá nhiều chuyện của thế giới thiên đình và thế giới loài người. Đối với người Hi Lạp cổ xưa, A-thê-na mang lại cho họ cuộc sống văn minh hơn. Nàng là nữ thần của tri thức. Nàng là ánh sáng của Khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật soi rọi xuống cuộc sống tối tăm của con người. Nàng còn là nữ thần của chiến trận, chiến thắng. A-then một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Hi Lạp ngày xưa và thủ đô của Hi Lạp ngày nay, là đô thị mang tên nữ thần A-thê-na, và được nữ thần A-thê-na bảo hộ. Con vật gắn bó với nữ thần A-thê-na là con cú mèo. Vì thế, nữ thần thường có những định ngữ kèm theo: A-thê-na có đôi mắt cú mèo, A-thê-na có đôi mắt màu xanh lục... Ngày nay trong văn học các nước Phương Tây, cái tên A-thê-na hoặc Mi-nen-vơ có một nghĩa bóng là: “người đàn bà thông minh”, “người phụ nữ trí tuệ”, “thông tuệ”. Từ đó con cú của nữ thần A-thê-na cũng tượng trưng cho sự hiểu biết, thông minh, trí thức.
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản Nữ thần A-thê-na.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |