+ Trước chiến tranh thế giới 2: Hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh đều bị các nước đế quốc xâu xé và biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa và nước phụ thuộc.
+ Trong CTTG2: Nhiều nước bị chủ nghĩa phát xít chiếm đóng, nô dịch...Vì vậy, đời sống của nhân dân ở các khu vực này hết sức lầm than.
+ Tuy nhiên sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ do những nguyên nhân sau:
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu tạo tiền đề cho các nước đứng lên đấu tranh.
- Sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ tiến bộ xã hội ở các nước tư bản.
- Liên Xô trở thành một nước hùng mạnh, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Các đảng cách mạng ở các nước thuộc địa lớn mạnh và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
- Các lực lượng xã hội, đặc biệt là tư sản và vô sản ngày càng lớn mạnh.
- Phong trào trải qua 3 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX :
- Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào phát triển mạnh mẽ, sớm nhất là ở Châu Á. Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã chớp thời cơ nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, tiêu biểu là ở các nước In -đô- nê-xi-a (17-8-1945),Việt Nam (2-9-1945),Lào (12-10-1945).
- Phong trào lan nhanh đến các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước ở 2 khu vực này liên tiếp giành độc lập như Ấn Độ (1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954- 1962). Đặc biệt, năm 1960 có 17 nước Châu Phi giành độc lập (lịch sử gọi đây năm châu Phi).
- Ở Mỹ La-tinh phong trào giải phóng diễn ra sôi nổi, được mệnh danh là Lục địa bùng cháy. Năm 1959, cách mạng Cu ba giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước Mỹ La tinh nồi dậy.
=> Như vậy, đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn lại 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở Châu Phi.
+ Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thể kỷ XX:
- Phong trào phát triển mạnh ở Châu Phi. Trước cuộc đấu tranh vũ trang của 3 nước Ghi-nê- bít- xao, Mô - dăm- bich, Ăng- gô- la, thực dân Bồ Đào Nha buộc phải trao trả độc lập.
Ghi – nê – bít- xao( 9-1974), Mô - dăm- bich (6-1975), Ăng- gô- la (11-1975).
=>Những sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
+ Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX :
- Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi. Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, ngoan cường của người da đen, chính quyền thực dân da trắng đã tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử của người da đen, và các quyền dân chủ khác. Chính quyền của người da đen được thành lập ở các nước: Dim- ba -bu- ê (1980), Na- mi- bi -a (1990), Cộng hòa Nam Ph