Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tôi với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
(Nguyễn Thị Dung)
Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì ?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. ở nhà nội trợ
D. Bác sĩ
Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ
A. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
C. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
D. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm.
Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia.
Câu 4: Bạn nhỏ đã miêu tả như thế nào về trái tim của người mẹ.
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 5: Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ?
A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh
B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân mình.
C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình vì gia đình nhỏ.
D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc.
Câu 6: Tình cảm của người mẹ được so sánh với điều gì ?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 7: Người con yêu mẹ điểm nào ?
A. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình.
C. Yêu tình yêu thương của mẹ.
D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vã đầu tắt mặt tối.
Câu 8: Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả ?
A. Tôi còn nhớ có lần bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa bao nõi lo toan về tôi.
B. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
C. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.
D. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ.
Câu 9*: Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ trong bài.
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1:
a) Gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn sau:
" Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. "
b) Tìm đại từ trong đoạn văn sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1)
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2)
- Tớ cũng thế. (câu 3)
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bài 2:
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:
a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
- Tớ cũng được 10 điểm.
d) Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn:
- Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé!
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bài 3: Hãy tìm những đại từ để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho đúng:
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy,…. biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng ….. dõng dạc nhất xóm,…..nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, …... bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy ….. đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó ….... rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo … hỏi dùm tại sao …... lại không thả mối dây xích cổ ra để …..... được tự do đi chơi như .....….”
Bài 4: Xác định từ loại của từ được gạch chân ở cột A rồi nối với ô tương ứng ở cột B
Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.
Danh từ
Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ.
Động từ
Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Tính từ
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm.
Đại từ
Bài 5: Hãy viết ( hoặc tìm) những câu văn, câu thơ trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh để tả các sự vật sau:
a) Cánh đồng lúa
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
b) Dòng sông
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
c) Mặt trời
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bài 6: Đoạn văn dưới đây có một số từ dùng sai (in nghiêng). Em hãy thay từ dùng sai bằng từ đồng nghĩa thích hợp và viết vào chỗ trống ở dưới :
Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ cảu mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió.
- Thay từ kiêu ngạo bằng từ ……………………………..
- Thay từ trong vắt bằng từ……………………………….
- Thay từ lung lay bằng từ ……………………………….
Bài 7: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
1. Từ đồng nghĩa với từ bao la là:
A. nhỏ bé B. Mênh mông C. li ti D. lê thê
2. Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là:
A. túng thiếu B. gian khổ C.bất hạnh D.phúc đức
3. Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng theo nghĩa gốc?
A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi.
B. Chúng tôi là những người làm công ăn lương
C. Cá không ăn muối cá ươn.
D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá.
4*. Trong câu sau: “ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.” có:
A. 1 tính từ, 2 động từ. B. 2 tính từ, 1 động từ.
C. 2 tính từ, 2 động từ. D. 3 tính từ, 3 động từ.
5. Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu là:
A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ trái nghĩa.
C. Từ đồng nghĩa. D. Từ đồng âm.
6. Cho câu văn: “ Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” Từ được gạch chân là:
A. Danh từ B Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Bài 8*: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống lưu ý sử dụng những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, so sánh.
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bài 9*: Đặt một câu có từ mẹ:
a) Là đại từ
b) Là danh từ
III. TẬP LÀM VĂN
Dựa vào những câu thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu, hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến nhằm khẳng định vai trò quan trọng của đất đối với núi và của sông đối với biển đồng thời phê phán thái độ của núi và biển :
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ai làm đầy đủ và đúng hết tất cả cho 1coni 276 xu nhé . Thề luôn,mình không cho các bạn theo nhủ mình nói thì các bạn có thể kiện với lazi cũng được
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì ?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. ở nhà nội trợD. Bác sĩ
Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ
A. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
D. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Đ
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm. Đ
Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Đ
Câu 4: Bạn nhỏ đã miêu tả như thế nào về trái tim của người mẹ.
Trả lời:Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |