LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm nguyên nhân tụt hậu của nền kinh tế anh và pháp, sự phát triển nhanh của kinh tế đức và mĩ

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI RỒI=(((
1.Tìm nguyên nhân tụt hậu của nền kinh tế anh và pháp,sự phát triển nhanh của kinh tế đức và mĩ
2.Làm bài tập 1,2,3 trang 44 ,45. Sau khi làm bài tập tìm điểm giống và khác nhau của anh, pháp, đức, mĩ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
66
1
0
Phương Thảo
09/11/2022 20:57:39
+5đ tặng

Nguyên nhân tụt hậu của nước Anh:

+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.

+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.

- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

- Trong thời kì này, nhiều công ti đặc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp. Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.

- Nông nghiệp khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
 

 Nguyên nhân:(nước Pháp)

+ Kĩ thuật lạc hậu.

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh.

+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp, tình trạng đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Đầu thế kỷ XX, quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.

- Khác với Anh, tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp, tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

- Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

Sự phát triển của Đức:

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ nhanh.

+ Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.

+ Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hóa chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

+ Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi:

+ Thống nhất được thị trường dân tộc.

+ Có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá; Đức giàu sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.

+ Nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp.

+ Do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước.

+ Nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.

- Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh 49%, Pháp 65%).

- Năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng xuất hiện.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MĨ:

- Cuối thế kỉ XIX, Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển trong số các nước công nghiệp tiên tiến.

+ Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh.

+ Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

+ Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.

- Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể.

+ Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

+ Từ năm 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô 3,5 lần, lúa mạch 5,5 lần; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.

+ Mĩ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa); có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
À mà bạn thi muộn vậy, trường mình có điểm hết rồi=))
Chấm mik tối đa nha, mik camon<33

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
A Thành
09/11/2022 21:04:25
+4đ tặng
1.nguyên nhân  tụt hậu của nền kinh tế anh là do máy móc lạc hậu, giai cấp tư sản anh chú trọng đầu tư vào các nc thuộc địa hơn là đầu tư , đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
Pháp là do hậu quả sau chiến tranh .
Câu 2 tớ ko có học nên ko bt nx=(

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư