Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn; khung bản vẽ, khung tên; các con số kích thước và các yêu cầu kĩ thuật.
Khi đọc bản vẽ chi tiết yêu cầu phải hiểu rõ các nội dung trình bày trên bản vẽ và thường đọc theo các nội dung:
– Khung tên: Tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ.
– Hình biểu diễn: Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt.
– Kích thước: Kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết.
– Yêu cầu kĩ thuật: Gia công, xử lý bề mặt.
– Tổng hợp: Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết.
Mỗi chiếc máy hay sản phẩm thường bao gồm nhiều chi tiết có các chức năng khác nhau được lắp ghép với nhau tạo thành.
Trong sản xuất muốn làm ra một sản phẩm trước hết phải chế tạo ra các chi tiết theo bản vẽ chi tiết sau đó mới tiến hành lắp ráp các chi tiết đó lại theo bản vẽ lắp ráp để tạo thành sản phẩm.
Cách lập bản vẽ chi tiết như sau:
– Bố trí các hình biểu diễn và khung tên: Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.
– Vẽ mờ: Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt,..
– Tô đậm: Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa những sai sót, kẻ đường gạch gạch của mặt cắt, kẻ đường gióng và đường ghi kích thước. Vẽ các nét đậm.
– Ghi phần chữ: Ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật, nội dung khung tên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |