Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch. Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại, sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời. Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.
Ta có thể thấy, từ khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Ngay phần mở đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tâm hồn thanh thản khi đã bỏ lại được sau lưng cái bụi hồng trần, cái cuộc sống xô bồ chốn quan trường và cái hư danh của chức tước.
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, học tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành cũng chỉ mong ngày nào đó có được một chút công danh, được cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. “Hợp” ở đây là nên, tức công danh nên gác lại ở đó mà lui về ở nhàn, tức là sống cuộc sống của dân dã, lấy thiên thiên là thú vui của cuộc sống.
Trong cuộc sống thanh nhàn, không có cái ồn ào, bát nháo lại đầy ghen tị của lũ tiểu nhân chốn quan trường nữa, Nguyễn Trãi cũng không cần phải quan tâm đến những lời khen chê, nịnh nọt hay dùng những lời độc địa để hãm hại nữa “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có cuộc sống phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi phẩm chất của mình. Còn nếu sống đúng với con người mình, lối sống trong sạch, liêm khiết thì lại chống đối lại với cả một tập đoàn gian thần, và khi đã không cùng phe với chúng thì chúng sẽ tìm đủ mọi cách để vu oan, hãm hại. Và Nguyễn Trãi lại là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu cúi đầu trước cái xấu xa, cũng vì vậy mà ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.
Nay, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần.
“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nướ “Bụi có một lòng trung lẫn hiếu” lòng trung hiếu của ông không bao giờ vơi cạn, và ông cũng cảm thấy có chút hối tiếc khi không thể đem sức tài mọn của mình ra để cống hiến “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Như vậy, bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài.
Nguyễn Trãi là nhà chính trị lỗi lạc, vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa của thế giới. Ông mất đi để lại cho đời nhiều tập thơ có giá trị tiêu biểu nhất, tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”. Bài thơ Thuật hứng 24 là một bài thơ Nôm hay diễn tả tâm trạng của Nguyễn Trãi lúc ra về an nhiên thanh thản, tự do trong lạc thú ẩn dật, nhưng bao giờ cũng trung hiếu vẹn toàn. Thuật hứng 24 là bài thơ nhẹ nhàng kết hợp với sự sáng tạo của thơ Nôm, nó đã đi vào lòng người thật sâu lắng.
Mở đầu bài thơ là tâm trạng lúc ra về hay nói khác là Nguyễn Trặi trình bày rõ quan niệm về hai chữ công danh của mình:
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Nhà thơ muốn phân bua với đời: đã có công danh tức là có quan tước và danh vọng rồi – như người đời quan niệm, thì lui về sống nhàn ẩn dật là thỏa đáng. Con đường ra về là tất yếu, là tự nhiên rất phù hợp với lẽ “hành tàng xuất xử”. Lúc này đâu cần gì đến dư luận khen cho nữa hoặc sự đời có lành dữ ra sao cũng không làm bận lòng. Nghe qua thì ảm hưởng tới thơ thể hiện sự chủ động khẳng khái, ngạo thế cười đời. Thế nhưng giọng điệu của lời thơ. ta vẫn cảm nhận được nỗi băn khoăn giữa “xuất, xử”, ưu ái một niềm. Điều này cho la hiểu rằng đối với Nguyễn Trãi thì về “nhàn” chi là chuyện cực chẳng đã mà thôi.
Vì khi đã cởi áo mũ cân đai về với cuộc sống quê , nhà thơ cũng chuẩn bị cho mình một thế giới ẩn dật:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Cũng như bao nhiêu người ờ ẩn khác, giờ đây quan đại thần Nguyễn Trãi hiện ra dưới mắt ta là một lão nông sớm chiều vác cuốc ra vườn “cấy muống, ương sen” – Hai việc làm trên khiến ta nghĩ đến một công việc lao động nhẹ nhàng, một thứ lao động nghệ thuật làm cho người khỏe khoắn, thanh thản và nhất là làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. ở đây sản vật “rau muống, cọng sen ” là những rau cỏ thường ngày của quê hương đất nước Việt Nam nghe thật là thân quen gần gũi được đưa vào thi ca kết hợp với hình ảnh “đìa, ao” càng gợi tả phong vị quê hương dân dã mang tính dân tộc đậm nét. Từng là quan đại thẩn vậy mà khi về sống ở ẩn Nguyễn Trãi vẫn bình dị mộc mạc không khác gì những người nông dân thuần túy. Ông đã hòa nhập một cách nhanh chóng với đời thường. Rõ ràng ông đã sống an nhàn, thanh thản vui thú với cảnh quê vườn không vướng bận việc đời.
Nếu cuộc sống vật chất đơn sơ đạm bạc thì cuộc sống tâm hồn của Nguyễn Trãi còn tuyệt vời hơn:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Đến đây ta có thể hình dung cái thế giới lung linh, huyền ảo của nhà thơ. Bằng biện pháp tu từ cường điệu, đối nhau rất chỉnh, hai câu thơ miêu tả trọn vẹn cái say sưa đến lặng người của nhà thơ khi sống hòa nhập với thiên nhiên. Gần như ông đã ôm trọn cả không gian cảnh vật vào hồn. Trăng gió, mây được chứa đầy kho, chừ đầy thuyền. Tài sản của Nguyễn Trãi khi vé ở ẩn còn từng ấy thứ. Đối với ông thiên nhiên quả là báu vật, là nguồn của kho vô tận mà chỉ có ở những người như ông – yêu thiên nhiên hết mực mới cảm nhận được cái tuyệt mĩ. hoàn hảo của nó. Ông đã tận hưởng, thưởng thức cái đẹp, cái nên thơ của thiên nhiên một cách say đắm, cuồng, nhiệt. Không cần phải võng lọng, cân đai, vàng bạc, châu báu, vị quan đại thần Nguyễn Trãi giờ đây vẫn sống vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy lạc quan giữa thôn dã – Thật đáng qúy biết bao!
Tuy cuộc sống quê kiểng có cuốn hút, có làm say đắm lòng người nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng luôn dành chỗ cho trái tim mình một niềm trung hiếu đối với vua với nước:
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Hai câu kết khép lại những suy tư cảm xúc về lạc thú thanh nhàn và nhìn lại định hưởng cho cả một đời người, ở đây, tự đáy lòng nhà thơ, vượt lên trên cái thú “phong nguyệt, yên hủ” vẫn tâm niệm “một lòng trung lẫn hiếu”. Phải nói rằng ờ Nguyễn Trãi hẩu như suốt dời bị giằng xé giữa một bên là niềm ưu ái sâu nặng với nghĩa quân thần canh cánh, một bên là núi mây vẫy gọi, dể rồi cuối cùng vẫn còn lại nguyên sơ và thánh thiện một tấm lòng “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”. Niềm trung hiếu này thể hiện một quan niệm sống của một con người có nhân cách vĩ đại, tiết tháo cao cả: trung hiếu với vua, với nước, với dân. Tâm hồn của Nguyễn Trãi thật trong sáng và đáng trân trọng ngàn đời. Cuộc đời Nguyễn Trãi được minh chứng bởi vụ án oan khốc nhất lịch sứ. Tru di tam tộc, để rồi sau đó vua Lê Thánh Tông đã giải oan và ban tặng “ức Trai tám thượng quang khuê táo” đó sao! Hai câu cuối cùa bài đã giúp ta hiểu rõ tâm trạng của quan đại thần Nguyền Trãi lúc ra về, khi cởi áo mũ cân đai gửi lại triều đình – quả là một chuyện “cực chẳng đã” mà thôi.
Bài thơ Thuật hứng 24 thể hiện sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Trãi. Bài thất ngôn bát cú lại có ba câu lục ngôn – phá cách thơ Đường làm lời thơ gần gũi với thơ dân tộc, hình ảnh thơ giản dị. trong sáng; những sản vật của đồng quê được đưa vào thơ ca một cách rất tự nhiên. Nguyễn Trãi đã làm cho thơ Nôm của chúng ta tiến lên một bực. Đọc bài thơ ta có thể hình dung được quang cảnh của đồng quê, cuộc sống thanh bần của vị triều quan và cả tấm lòng trung hiếu dáng phục
Bài thơ khép lại nhưng dư âm của những câu thơ ấy vẫn còn âm vang mãi tồn tai: độc đáo, nhẹ nhàng, tự nhiên, gần gũi, ta như cảm nhận được một tình cảm ấm áp toát lên từ lòng yêu nước thương dân, từ cuộc sống thanh đạm và đáng quí của Nguyễn Trãi. Với nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong sáng tạo thơ Nôm, bài Thuật hứng 24 sống mãi với thời gian.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |