Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm kinh tế các nước tư bản

đặc điểm kinh tế các nước tư bản
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
82
1
1
Nguyệt
15/11/2022 00:05:07
+5đ tặng
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Ánh Hồng
15/11/2022 07:13:20
+4đ tặng

đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:

(1) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Trong những năm 1900, các xí nghiệp ở Pháp, Mỹ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số máy bay hơi nước và điện lực, số lượng công nhân và tổng số sản phẩm được làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới. Các doanh nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật cao cạnh tranh gay gắt khó đánh bại nhau nên đã liên kết với nhau để nắm độc quyền.

Như vậy, có thể hiểu tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hóa nào đó nhằm thu lại lợi nhuận cao. Đây là một đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa độc quyền.

(2) Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính

Điều này được thể hiện thông qua quá trình phát triển của các tổ chức tín dụng. Sản xuất công nghiệp ở mức độ tích tụ cao, các ngân hàng nhỏ và vừa không đủ tiềm lực và uy tín để phục vụ yêu cầu của các xí nghiệp lớn; vì vậy, các tổ chức độc quyền công nghiệp đã tìm đến các ngân hàng lớn hơn phù hợp với điều kiện của mình.

Trước sự khốc liệt của cạnh tranh, các ngân hàng nhỏ phải chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhập vào ngân hàng lớn. Điều này, đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng.

Sự ra đời của tổ chức độc quyền ngân hàng dẫn đến hệ quả sau:

– Làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, ngân hàng nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên khống chế các hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản.

– Các tổ chức độc quyền tham gia vào ngân hàng bằng cách mua cổ phần để chi phối hoạt động của ngân hàng làm nảy sinh ra tư bản tài chính.

Sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

(3) Xuất khẩu tư bản

Đây là việc xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trí thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Như vậy, bạn đọc đã nắm được các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×