Ý b)
Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh em bé co ro trong đêm đông giá rét vì đói, vì lạnh, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, em được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả như muốn lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng em đã phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, tuyệt vọng như vậy. Ngày nay, chúng ta còn gặp rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân các em, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Hãy cùng phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Mỗi người có thể dành một chút tiền ăn sáng tiết kiệm được để mua giúp gói tăm hay tờ báo của các em hay đơn giản là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến họ thêm ấm lòng. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và yêu thương bởi nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc cực xa xôi mà ở nơi thiếu thốn tình người