LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Viết cản xúc của em về một bài thơ lục bát
KO CHÉP MẠNG
2 trả lời
Hỏi chi tiết
68
1
1
Phạm Tuyên
16/11/2022 06:24:30
+5đ tặng

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

      Trong bài ca dao trên, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Hình ảnh mẹ hiền hòa, đôn hậu không dữ dội, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Từ việc nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ to lớn như vậy, bài ca dao đưa ra lời khuyên nhủ đối với những phận làm con: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục vất vả khó khăn của cha mẹ dành cho con. Nhớ đến công cha nghĩa mẹ “Núi cao bể rộng mênh mông”, mong con hãy lấy tấm tình bé nhỏ của mình để đền đáp ơn nghĩa to lớn vời vợi ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Trúc Nguyễn
16/11/2022 08:29:39
+4đ tặng
Anh em nào phải người xa 
 
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 
 
Yêu nhau như thể tay chân 
 
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
      Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.
 
 
Nguyễn Lý Hiền
trên mạng mà sửa lại

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư