Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật người cha (người bố) qua văn bản "Chiếc bánh mì cháy" mà em được đọc

  • Đề bài:viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật người cha(người bố) quá văn bản"Chiếc bánh mỳ cháy"mà em được đọc
3 trả lời
Hỏi chi tiết
9.707
4
2
Nguyên Nhi
23/11/2022 15:19:09
+5đ tặng
Từ mẩu chuyện chiếc bánh mì cháy lúc ấu thơ, cha đã dạy cho tôi 3 bài học lớn về gia đình rất ý nghĩa.

Lúc tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ mình vẫn nướng bánh mì cháy khét. Điều đó đôi khi khiến tôi phải xị mặt vì không được ăn ngon khi đã quá đói…”

Tôi còn nhớ, một hôm mẹ tôi trở về sau một ngày làm việc dài. Và bữa tối hôm đó lại là những mẩu bánh mì nướng khét đen như than. Tôi khá bất ngờ, chỉ biết ngồi nhìn những lát bánh mì, rồi đợi xem có ai nhận ra điều bất thường này và lên tiếng hay không".

Ngạc nhiên thay, cha tôi vẫn ăn miếng bánh của mình một cách bình thường và hỏi han về việc học của tôi như mọi ngày. Chẳng nhớ mình đã nói gì nhưng điều tôi nghe được từ cuộc nói chuyện hôm đó của cha với mẹ đã khiến bản thân tôi có được một bài học khắc sâu mãi không quên.

Tôi nhớ mang máng mẹ đã xin lỗi cha về mẩu bánh mì cháy. Và trái ngược với những gì tôi lo sợ, ông chỉ nhẹ nhàng nói rằng: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi và cha có ngồi cùng nhau một lúc trước giờ ngủ. Khi tôi hỏi ông có thực sự thích bánh mì cháy không, cha nhẹ nhàng khoác vai tôi và bảo:

“Mẹ con làm việc rất vất cả cả ngày rồi, bà ấy đã rất mệt. Một miếng bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ. Nhưng những trách móc cay nghiệt, dù vô tình cũng có thể khiến người khác tổn thương rất nhiều đấy".

 

“Con biết không, cuộc đời luôn đầy rẫy những điều mình không mong muốn. Con người cũng không thể nào trọn vẹn được. Bản thân cha cũng có lỗi lầm, cũng khá tệ trong nhiều việc, ví dụ như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay kỉ niệm của một số người khác…” – Ông tiếp lời.

“Nhiều năm sống, cha học được cách chấp nhận sai sót của người khác và ủng hộ những khác biệt của họ. Chìa khoá quan trọng nhất để xây dựng một mối quan hệ bền vững chính là luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm không đáng có của họ". Cảm thông chính là một trong những bài học đầu đời mà cha đã dạy tôi.

 

 

“Yêu quý những người đã đối tốt với con. Cảm thông cho những người chưa làm được điều đó. Hãy nghĩ rằng đơn giản là họ chưa có cơ hội thôi…” – Đó là cách cha tôi luôn duy trì một cuộc sống đơn giản và nhiều niềm vui, do ông tự mang đến cho mình”.

Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng qua đó là thông điệp nhân văn về đối nhân xử thế, về sự cảm thông, yêu thương giữa những thành viên trong một gia đình. Sau đây là 3 bài học lớn đúc kết được qua câu chuyện:

Đừng vội trách móc ai trong cuộc sống

Đừng vội trách móc bất cứ ai trong cuộc sống khi bạn chưa hiểu họ đã trải qua những gì. Đôi khi bạn chỉ nhìn vào bề nổi của vấn đề, ví dụ chiếc bánh mì cháy nhưng không thể biết được người ta đã vất vả ra sao để làm nên chiếc bánh mì đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
5
Nguyễn Nam Sơn
23/11/2022 15:38:05
+4đ tặng
Có thể thấy nhân vật cha này là mang hình tượng của một người bố mẫu mực và yêu thương con cái. Khi được con hỏi rằng liệu có thích những chiếc bánh mì cháy ấy không, ông đã ân cần giảng dạy cho con bằng những lời nói nhẹ nhàng và thấm thía. Rằng một lát bánh mì cháy không thể làm hại ai, chỉ có những lời nói mới có tính sát thương mạnh mẽ lên thể xác và tâm hồn con người. Bởi vậy người xưa mới có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mẹ là người rất vất vả, đã đi làm cả ngày mà khi về còn phải làm bữa tối cho gia đình. Bánh mì cháy không phải là cố tình mà chỉ là vô ý, bà ý cũng đã xin lỗi nên chúng ta phải động viên, an ủi bà cho bà đỡ áy náy. Cuộc đời không ai là hoàn hảo và sẽ có rất nhiều lần mắc lỗi, nếu cứ trì triết và nhắc lại lỗi lầm của họ thì họ sẽ rất tổn thương và không cách nào sửa lỗi được.


Không chỉ là người cha mẫu mực, đây còn là người chồng rất tốt và yêu thương vợ của mình. Biết thông cảm cho lỗi lầm của vợ, biết chia sẻ và ủi khi vợ mắc lỗi. Một lời nói động viên, một câu ngắn gọn: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” đã xua tan nỗi áy náy, có lỗi trong lòng người vợ. Có thể chiếc bánh đó không ngon nhưng lời nói đó của người chồng có thể khiến bữa ăn ấy ngon hơn rất nhiều
Nhân vật người con và người vợ tuy không phải nhân vật chính của câu chuyện nhưng cũng là những nhân tố sáng giá trong câu chuyện này. Sự ân cần, chăm sóc gia đình dù đi làm cả ngày mệt mỏi. Sự hối lỗi khi làm những chiếc bánh mì bị cháy đã cho thấy rằng đây là một người mẹ, người vợ tuyệt vời. Người con tuy còn nhỏ và ngây ngô nhưng cũng là người con hiểu chuyện và biết lắng nghe, ghi nhớ những lười cha dạy đến suốt đời. Có thể thấy đây là một gia đình rất tuyệt vời và là tấm gương sáng cho nhiều người học tập.


Một mẩu chuyện ngắn nhưng mang đến những thông điệp và ý nghĩa rất sâu sắc. Từ câu chuyện trên em đã rút ra được rất nhiều bài học. Đầu tiên là về lỗi lầm của con người và cách ta đối diện với những sai lầm đó. Ai trong cuộc đời cũng sẽ mắc sai lầm, dù to hay bé, dù nhiều hay ít, tuy nhiên nếu biết hối lỗi và xin lỗi, chúng ta nên thông cảm và động viên họ. Một lời nói tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại là vũ khí giết người về thể xác và tinh thần cực cao. Có những lời nói khiến con người không chịu được và phải chọn cách khốc liệt nhất là rời xa thế giới này vì không chịu nổi. Vậy thì hà cớ gì mà khi mắc lỗi chúng ta lại đay nghiến, trì triết họ mà không phải là an ủi, động viên. Cuộc đời này vô thường và ngắn ngủi, nếu không cư xử tốt với những người ta yêu thương thì sau này hối hận cũng không kịp.


Một câu chuyện ngắn nhưng những bài học mang lại thì dài. Một câu chuyện đáng để suy ngẫm. Có thể thấy nhân vật cha là một nhân vặt đắt gái trong mẩu chuyện và là một tấm gương sáng để mọi người noi theo
Nguyễn Nam Sơn
vote điểm giúp mình nhé
tên thật
cảm ơn bạn nhiều nha
Canh Hung
hayyyyyyyyyyyyyyyyyyy
Canh Hung
sồn lơn lam hay như hayyy
Nhi Linh
đầu tiên mik tg ldd1 là lòng bao dung của người cha cơ á :))
8
3
Lê Hồng Nhung
30/09/2023 15:53:21

Có những mẩu truyện ngắn đơn giản, khai thác từ những tình huống rất đời thường nhưng đằng sau đó là biết bao nhiêu câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống. Chiếc bánh mì cháy là một mẩu truyện như thế. Người cha trong văn bản Chiếc bánh mì cháy đã được tác giả tập trung khai thác, xây dựng bằng một vài chi tiết rất đắt giá. Qua đó nhân vật đã bộc lộ những phẩm chất, tính cách và đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.

Chiếc bánh mì cháy là một truyện ngắn khai thác dựa trên bối cảnh rất đời thường. Các chi tiết có thể xuất hiện ở bất cứ gia đình nào. Thế nhưng dưới bàn tay tài hoa của tác giả những chi tiết ấy lại trở nên vô cùng đắt giá. Tác phẩm xoay quanh ba nhân vật đều là một thành viên trong gia đình đó là người cha, người mẹ và đứa con. Mỗi nhân vật đều có những màu sắc riêng, trong đó người cha đặc biệt gây ấn tượng bởi có cách giáo dục con khôn khéo, có tấm lòng nhân hậu, có tình yêu thương tha thiết, cái đầu lạnh và một trái tim ấm nóng. Nhân vật người cha đã được đặt vào một tình huống có vấn đề để qua đó nhân vật tự bộc lộ những phẩm chất, tính cách của mình.

 

Trong một bữa cơm như thường ngày của gia đình, vì sơ suất nên người mẹ vô tình làm cháy miếng bánh mì. Thay vì giận dỗi, quát mắng hay khó chịu với vợ người cha coi như có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn vui vẻ thưởng thức những lát bánh mình cháy. Bữa cơm vẫn diễn ra bình thường, không khí gia đình vẫn rất vui vẻ mặc dù người mẹ luôn cảm thấy hối hận vì những miếng bánh mì cháy.

Trước hết người cha gây ấn tượng với người đọc bởi ông ấy là một người đàn ông rất nhân hậu ấm áp, luôn thông cảm và thấu hiểu với những nỗi vất vả và khó khăn của vợ. Ông biết sau một ngày làm việc vất vả vợ lại phải chuẩn bị những bữa cơm cho mình nên ông rất thấu hiểu với vợ. Chỉ vì một phút sơ suất chiếc bánh mì cháy khét nhưng ông không trách vợ, không cáu kỉnh và khó chịu. Miếng bánh mì cháy đâu có là gì so với những sự hy sinh mà vợ đã dành cho gia đình. Bởi thế ông vẫn xem như không có chuyện gì, vui vẻ thưởng thức bữa ăn, lại còn trấn an vợ bằng những lời lẽ đầy yêu thương “ Em à, anh thích bánh mì cháy mà” Thật ra ai cũng hiểu đó là những lời nói dối của ông, chả ai thích ăn bánh mì cháy cả, nhất là khi nó còn cháy đen như than, đắng làm sao nuốt nổi. Nhưng ông vẫn rất điềm tĩnh trấn an vợ để vợ không cảm thấy sợ hãi, hối hận với những lát bánh mì cháy. Lời nói dối ấy xuất phát từ trái tim, từ tình yêu thương tha thiết, từ sự cảm thông sâu sắc của người đàn ông dành cho người phụ nữ của mình. Cuộc sống gia đình đâu cần những lời nói hoa mĩ không có giá trị, thứ để giữ cho tình cảm bền lâu chính là sự quan tâm, yêu thương, san sẻ và nhất là thông cảm với những sai lầm của đối phương (...) 
Xem thêm: https://kienviolet.com/phan-tich-nhan-vat-cha-trong-van-ban-chiec-banh-mi-chay

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư