Tài nguyên khoáng sản, chủng loại khoán sản ở châu Á nhiều, trừ lượng lớn chủ yếu là dầu thô, than, đá, sắt, thiếc, tungsten, stibium, đồng, chì, kẽm, mangan, niccolum, molypden, magnesium, crom, vàng, lưu huỳnh,… Trong đó trữ lượng của dầu thô, magnesium, thiếc và sắt cùng giữ vị trí đầu trong các châu lục.
– Tây Á nằm ngay phía Tây Nam của châu Á được bao quanh bởi tám biển lớn bao gồm: Biển Aegea, biển Đen, biển Caspi, Vinh Ba Tư, biển Ả Rập, Vinh Aden biển Đỏ và Địa Trung Hải. Về phía Bắc khu vực tách biệt với châu Âu qua dãy núi Kavkaz về phía Nam khu vực tách biệt với châu Phi qua eo Suez còn ở phía Đông thì khu vực liền kề với trung Á và Nam Á.
– Tây Á là tiểu vùng cực Tây của châu Á, khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông, khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm ngoại Kavkaz. Tây Á đôi khi được sử dụng cho mục đích các quốc gia trong thống kê. Tổng dân số của Tây Á ước tính là khoảng 300.000.000 người vào năm 2015.
– Tây Nam Á có các vùng núi rộng lớn như cao nguyên Anatolia nằm giữa dãy núi Parhar và dãy núi Taurus thuộc Thỗ Nhĩ Kỳ. Dãy núi Zagros nằm tại Iran, trong khu vực dọc biên giới với Iraq. Cao nguyên Trung tâm của Iran được phân chia thành hai lưu vực. Lưu vực phía Bắc là Dasht-e Kavir còn lưu vực phía Nam là Dasht-e-Lut.
– Tại Yemen độ cao vượt 3700 mét tại nhiều nơi và các vùng cao mở rộng về phiad Bắc dọc bờ biển Đỏ đến Liban. Một vùng đứt đoạn tồn tại dọc biển Đỏ có khe hở lục địa tạo ra địa hình giống như máng với các khu vực nằm dưới mực nước biển. Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ tây, Israel và Jordan có độ cao 418 mét dưới mục nước biển do đó, là điểm thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Rub al khali là một trong các sa mạc lớn nhất Thế giới trải trên một phần ba phía Nam của bán đảo Ả Rập thuộc lãnh thổ Ả Rập Xê Út, Oman, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yêmn. Jebel al Akhdar là một dãy núi nhỏ nằm tại đông bắc Oman, giáp vịnh Oman.