Mở đầu khổ thơ thứ ba bài "Bếp lửa" của Bằng Việt, tác giả đã gợi nhắc về quãng thời gian cơ cực của hai bà cháu "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa". Đó chính là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, nuôi dưỡng từ bà. Bà chịu khổ đau, vất vả để cháu có thể hạnh phúc, sung sướng. Trong quãng thời gian ấy, bà vừa là cha vừa là mẹ nuôi dưỡng cháu nên người. Tình cảm ấy tác giả đều ghi nhớ và in sâu vào lòng, tình yêu và sự kính trọng bà được tác giả thể hiện chân thành, sâu sắc "Nhóm bếp lửa, nghĩ thương bà khó nhọc". Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm sóc, đùm bọc dành cho cháu. Kỉ niệmm tuổi thơ ấy gắn liền với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. "Tiếng tu hu sao mà tha thiết thế/ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa". Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về "tiếng tu hú", đó là kỉ niệm ấu thơ nhà thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú giục giã, khắc khoải một điều gì khiến lòng ta trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà. Câu hỏi tu từ "Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà/Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?" mới thám thía làm sao, xót xa làm sao! Những câu thơ như những lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện cùng bà. Đoạn thơ chính là những kỉ niệm của cháu và bà cùng bếp lửa và tiếng chim tu hú trong suốt 8 năm ròng