Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.702
33
9
Nguyễn Tấn Hiếu
21/07/2018 14:44:55
Câu 4 : Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
5
Nguyễn Tấn Hiếu
21/07/2018 14:46:10
Câu 5 : Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
5
3
Nguyễn Tấn Hiếu
21/07/2018 14:47:40
Câu 3 : Nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874 là:
- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam (điều 5).
- Nước Pháp thừa nhận chủ quyền của vua nước Nam trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận ra Bắc; thừa nhận nền độc lập hoaøn toàn của nước Nam, nghĩa là nước Nam không còn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào (điều 2).
- Vua nước Nam phải thi hành chính sách đối ngoại của mình cho phù với chính sách đối ngoại của nước Pháp; về mặc chính trị, không được thay đổi những mối quan hệ ngoại giao hiện nay với Pháp; không được tự ý ký hiệp ước thương mại với bất cứ một nước nào khác mà không báo cho chính phủ Pháp biết (điều 3).
- Xóa bỏ Hiệp ước đã ký ngày 5-6-1862.
Hiệp ước này cho thấy, triều đình Huế thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước. Từ đây, phong trào nhân dân đã có thực tiễn để đi tới một nhận thức mới mẻ là: Chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.
2
6
Nguyễn Tấn Hiếu
21/07/2018 14:49:32
Câu 3 cái giải của bạn là sai rồi đó là Hiệp ước Nhâm tuất 1962 chứ ko phải Nhâm Tuất 1974
2
2
Tuấn anh Võ kim
21/07/2018 20:06:15
Câu 3 : Nội dung chính của hiệp ước năm Nhậm Tuất 1862 là:
- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam (điều 5).
- Nước Pháp thừa nhận chủ quyền của vua nước Nam trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận ra Bắc; thừa nhận nền độc lập hoaøn toàn của nước Nam, nghĩa là nước Nam không còn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào (điều 2).
- Vua nước Nam phải thi hành chính sách đối ngoại của mình cho phù với chính sách đối ngoại của nước Pháp; về mặc chính trị, không được thay đổi những mối quan hệ ngoại giao hiện nay với Pháp; không được tự ý ký hiệp ước thương mại với bất cứ một nước nào khác mà không báo cho chính phủ Pháp biết (điều 3).
- Xóa bỏ Hiệp ước đã ký ngày 5-6-1862.
Hiệp ước này cho thấy, triều đình Huế thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước. Từ đây, phong trào nhân dân đã có thực tiễn để đi tới một nhận thức mới mẻ là: Chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.
Câu 4 : Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Câu 5 : Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
2
2
Ryo Bùi
22/07/2018 11:18:14
Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
* Phan Bội Châu:
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".
* Phan Châu Trinh:
- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
* Nguyễn Tất Thành:
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×