Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên; địa hình; khoáng sản khí hậu của Việt Nam phát triển kinh tế như thế nào của Việt Nam

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên;địa hình; khoáng sản khí hậu của Việt Nam
 

phát triển kinh tế ntn của Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
91
1
0
Vũ Bình
02/12/2022 17:06:42
+5đ tặng
Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo có ảnh hưởng quyết định đối với sự tiến hóa tự nhiên, đặc biệt là chế độ khí hậu - thủy văn, thực vật và động vật.

* Ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam Việt Nam

Dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc với các đỉnh cao như Đông Ngại (1.774m), núi Mang (1.702m) phân bố liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây, Tây Nam cùng với dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân đâm ra tận biển và án ngữ phía Nam đã biến lãnh thổ Thừa Thiên Huế thành địa bàn giao tranh giữa các khối không khí hình thành từ nhiều trung tâm khí áp khác nhau và là ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam - Bắc Việt Nam cũng như Đông - Tây Trường Sơn. Ở đây hình thành chế độ khí hậu rất đặc biệt, vừa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc với mùa đông lạnh, vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền Nam. Trong đó, tương tác giữa gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam với địa hình là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt này. Thật vậy, đối với gió mùa đông Đông Bắc giá lạnh các dãy núi trung bình án ngữ ở phía Tây và Nam có tác dụng như là bức tường thiên nhiên ngăn chặn không khí lạnh và hơi nước ngưng tụ lại ở sườn Đông Trường Sơn và sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân, đồng thời gây ra “mưa địa hình" với lượng mưa lớn vào loại bậc nhất nước ta. Còn vào mùa hè lại xuất hiện gió Tây Nam do khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào lãnh thổ nước ta gây ra. Do tác động của hiệu ứng “phơn” gió mùa hè nhiệt đới biển Tây Nam khi đối mặt với dãy Trường Sơn hầu như để lại toàn bộ lượng ẩm, gây ra mưa (mùa hè) trên lãnh thổ Tây Trường Sơn và trở thành gió mùa hè Tây Nam khô nóng khi thổi qua các tỉnh sườn Đông Trường Sơn.

* Hệ thống thủy văn đa dạng, độc đáo ở Việt Nam và khu vực

Trừ sông A Sáp bắt nguồn từ sườn Tây Trường Sơn, chảy sang đất nước CHDCND Lào, hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sườn Đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thường ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thường: nhiều lũ lụt lớn gây tai họa cho cư dân và môi trường về mùa mưa lũ và thiếu nước trong mùa khô cho sản xuất và đời sống.

Ngoài sông suối, hồ ao tự nhiên và nhân tạo, trong quá khứ xa xưa nhờ hội tụ đủ các điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường thuận lợi mà trên thủy vực vùng biển ven bờ cổ (gần trùng với lãnh thổ đồng bằng và đầm phá hiện tại) các trằm bàu, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm An Cư rộng nhất Việt Nam và Đông Nam Á đã hình thành, tiến hóa đến tận ngày nay. Sự xuất hiện các trằm bầu, hệ thống đầm phá kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rộng tới 23.100ha và nối thông với biển Đông thông qua các cửa không những làm tăng tính đa dạng và độc đáo của hệ thống thủy văn nước ta, mà còn ảnh hướng rất lớn đến tiến hóa tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong quá khứ cũng như hiện tại.

* Nơi giao thoa, hội tụ các luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam

Trước hết, khí hậu nhiệt đới chuyển tiếp Bắc - Nam là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự giao thoa, hội tụ nhiều luồng thực vật và động vật thuộc khu hệ phương Bắc di cư xuống và khu hệ phương Nam di cư lên. Thêm vào đó, điều kiện địa hình đa dạng còn làm tăng đáng kể mức độ đa dạng sinh học. Ở đây các loài đặc hữu, những loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Do vật, việc duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gen quý hiếm là vô cùng cấp thiết và không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà cả khu vực và thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tăng Huỳnh Phương ...
02/12/2022 17:12:10
+4đ tặng
Vị trí địa lý của Việt Nam

Trước khi đi vào thông tin điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng tôi chia sẻ về vị trí địa lý của Việt Nam.

Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.

Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đây là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở múi giờ số 7.

Phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận:

– Phần đất liền: Việt Nam có diện tích đất liền là 331.212 km2 (2006- số liệu của TCTK). Hệ toạ độ: 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, Phía Tây tiếp giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan.

– Phần biển: Biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Đường bờ biển nước ta dài 3.260 km không kể các đảo. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.

– Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Đặc điểm địa hình Việt Nam

– Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền Việt Nam tuy nhiên chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền nước ta, đồng bằng chỉ chiếm ¼. Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%. Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m.

– Đặc điểm chung của địa hình nước ta là có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao. Địa hình nước ta thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

– Cấu trúc địa hình nước ta bao gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện một cách rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi hướng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

Khí hậu Việt Nam

– Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Số giờ nắng trong năm từ 1400- 3000 giờ. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 210C.  Nước ta có mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. Lượng mưa của năm lớn từ 1500 – 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí trên 80%, so với các nước cùng vĩ độ nước ta có 1 mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường

Về Sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta:

 – Theo không gian: khí nước ta hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mỗi năm có một mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, chỉ có hai mùa bao gồm 1 mùa mưa và 1 mùa khô.

 Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

 Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

– Theo thời gian : khí hậu nước ta phân hóa thành các mùa.

Về sự thất thường và biến động của khí hậu nước ta:

Biểu hiện của sự thất thường và biến động của khí hậu nước ta:

+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam

– Tài nguyên đất: Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 39 triệu ha. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng của nước ta có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và có sự phân hóa rõ ràng từ đồng bằng lên vùng núi cao.

– Tài nguyên nước: nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, chiều dài trung bình mỗi con sông 10km, và cứ 20 km là có 1 cửa sông đổ ra biển. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông qua lãnh thổ Việt Nam lên tới 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú khoảng 163 triệu m3/ngày, đáp ứng tới 60% lượng nước ngọt của cả nước.

– Tài nguyên biển: có đường bờ biển dài 3260 km, vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2. Các loài sinh vật biển rất đa dạng, có tới 2018 loài cá, 300 loài cua, 90 loài tôm,.. và nhiều thảm san hô ven biển.

– Tài nguyên sinh vật: Nước ta có hệ thực vật và động vật rất đa dạng. Về hệ thực vật, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm , 600 loài rong biển…Bên cạnh đó hệ thực vật nước ta có nhiều loại quý hiếm như ba kích, gỗ đỏ, cẩm lai, pơ mu…Còn về động vật có tới 273 loài thú, 349 loài bò sát và lưỡng cư…

– Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên đã liệt kê trên nước ta còn rất nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,…

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Với các điệu kiện tự nhiên như nước ta là một nước đa dạng về địa hình, khoáng sản phong phú, khí hậu thuận lợi đây đều là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư