Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn thơ đã khơi gợi cho em suy nghĩ gì về tình yêu thương con người

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lửa ,mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già

Đoạn thơ đã khơi gợi cho em suy nghĩ gì về tình yêu thương con người?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
150
1
0
Nguyễn Tiến Thành
03/12/2022 21:47:27
+5đ tặng
Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.
vote điểm giúp mình nhé

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Minh Vũ
03/12/2022 21:47:43
+4đ tặng

“ Bác sống như trời đất của ta”.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tự “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta. Ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca dao có câu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

Trong nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, với lối nói ấy, Tố Hữu đã sáng tạo nên nhiéu câu thơ tuyệt đẹp:

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

(Sáng tháng năm)

“Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? một trái tim

Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim”

1
0
Vũ Bình
03/12/2022 21:47:44
+3đ tặng
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu được giới thiệu trên báo "Nhân dân", sau này in trong tập thơ "Ra trận". Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngôn, chia đều thành 13 khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sông núi và lòng người. Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi thương tiếc Người và nguyện thực hiện lời Bác đặn. Đây là khổ thớ thứ 7 nằm trong phần 2 bài thơ "Bác ơi!":

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già!”.

Đoạn thơ đã ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác. Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.

1. Câu thơ thứ nhất là một so sánh, một lời ngợi ca khẳng định:

“ Bác sống như trời đất của ta”.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tự “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta. Ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca dao có câu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

Trong nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, với lối nói ấy, Tố Hữu đã sáng tạo nên nhiéu câu thơ tuyệt đẹp:

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

(Sáng tháng năm)

“Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? một trái tim

Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim”

(Theo chân Bác)

2. Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.

Câu thơ cuối đoạn cũng có hai vế tiểu đối thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ hướng tới hai lứa tuổi cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội là em thơ và các cụ già Việt Nam:

“Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Chữ “để”có nghĩa là “để dành cho”.Chữ “tặng” thể hiện một tấm lòng, một cách ứng xử vô cùng trân trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả tình thân yêu. San sẻ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hôn Bác dành cho các cháu gần xa. Các vị lão giả cao niên “xưa nay hiếm” chắc đều đã về cõi thiên thu, nhưng những chiếc áo lụa Bác Hồ tặng các cụ, vẫn mãi mãi là kỉ vật thiêng liêng mà con cháu giữ gìn đến muôn đời mai sau ? Cả ba câu thơ đều viết dưới hình thức liệt kê và đối xứng, tựa như những trang đời của Bác Hồ được dần mở rộng ra. Và mỗi chúng ta tưởng như đang mở rộng tầm mắt và tâm hồn chiếm lĩnh dần “hương nhân ái” Hồ Chí Minh, như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

“Đoá hoa sen mặt đất tỏa hương trời

Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi”

Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” - đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.


BÀI CÙNG NHÓM

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến" của Quang Dũng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc (...)Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Hãy phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi để thấy rõ những cảm hứng về đất nước của nhà thơ
Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người dân Tây Nguyên thời kháng chiến chống Mĩ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong bài kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Phân tích một đoạn bài thơ TâyTiến của Quang Dũng
Phân tích đoạn trích Việt Bắc (Việt Bắc – Tố Hữu)
"Ông già và Biển cả" là một bản anh hùng ca ca ngợi tư thế ngạo nghễ hào hùng của con người trên thế giới này. Hãy phân tích đoạn trích "Đương đầu với đàn cá dữ" để làm nổi bật tinh thần đó
Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Viết đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử
Phân tích cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài với cụ Bằng và những người em chồng trong chiều ba mươi Tết
Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Kể lại truyện “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
Bình giảng khổ thơ kết thúc bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi sau đây: "Súng nổ rung trời giận dữ, Người lên như nước vỡ bờ. Nước Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"
Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng: “trước hết phải là sống cho mình” theo anh (chị), trách nhiệm với bản thân khác với tính vị kỷ như thế nào
Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm, hạn chế gì
"Tiếp nhận đòi hỏi người đọc... để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học” (Văn 12, phần văn học nước ngoài và lý luận văn học). Với kinh nghiệm đọc sách của bàn thân, em hiểu ý kiến trên như thế nào
"Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình" (Gớt)
Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Hoàng là nhân vật - tư tưởng, nhân vật - vấn đề, nhưng lại hiện lên sinh động, sống như một con người thật. Hãy phân tích nhân vật Hoàng trong truyện để chứng tỏ điều đó
Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)








0
0
Tiến Dũng
03/12/2022 22:18:50
+2đ tặng

gày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu được giới thiệu trên báo "Nhân dân", sau này in trong tập thơ "Ra trận". Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngôn, chia đều thành 13 khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sông núi và lòng người. Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi thương tiếc Người và nguyện thực hiện lời Bác đặn. Đây là khổ thớ thứ 7 nằm trong phần 2 bài thơ "Bác ơi!":

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già!”. 

 

Đoạn thơ đã ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác. Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.

 1. Câu thơ thứ nhất là một so sánh, một lời ngợi ca khẳng định:

“ Bác sống như trời đất của ta”.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tự “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta. Ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca dao có câu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

Trong nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, với lối nói ấy, Tố Hữu đã sáng tạo nên nhiéu câu thơ tuyệt đẹp:

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

(Sáng tháng năm)

“Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? một trái tim

Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim”

(Theo chân Bác)

2. Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.

 

Câu thơ cuối đoạn cũng có hai vế tiểu đối thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ hướng tới hai lứa tuổi cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội là em thơ và các cụ già Việt Nam:

“Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Chữ “để”có nghĩa là “để dành cho”.Chữ “tặng” thể hiện một tấm lòng, một cách ứng xử vô cùng trân trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả tình thân yêu. San sẻ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hôn Bác dành cho các cháu gần xa. Các vị lão giả cao niên “xưa nay hiếm” chắc đều đã về cõi thiên thu, nhưng những chiếc áo lụa Bác Hồ tặng các cụ, vẫn mãi mãi là kỉ vật thiêng liêng mà con cháu giữ gìn đến muôn đời mai sau ? Cả ba câu thơ đều viết dưới hình thức liệt kê và đối xứng, tựa như những trang đời của Bác Hồ được dần mở rộng ra. Và mỗi chúng ta tưởng như đang mở rộng tầm mắt và tâm hồn chiếm lĩnh dần “hương nhân ái” Hồ Chí Minh, như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

“Đoá hoa sen mặt đất tỏa hương trời

Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi”

Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” - đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư