Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ

Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Tất cả lộ nguyên hình trần trụi

 

Cây xấu hổ với màu xanh bối rối

Tự giấu mình trong lá khép lim dim

Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm

Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ

 

Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá

Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào

Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau

Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm

 

Cây đã hé những mắt tròn chúm chím

Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo

Phút lạ lùng trời đất trong veo

Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ

 

Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ

Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Cây hiện lên như một niềm ấp ủ

 

Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ

Ướp vào trong trang sổ của mình

Và chuyện này chỉ cây biết với anh.

                           (Trích Cây xấu hổ – Anh Ngọc)

Câu 1. Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2. Hình tượng người lính trong Cây xấu hổ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Hãy kể tên một bài thơ khác cùng viết về người lính và nêu điểm chung của hai bài thơ ấy?

Câu 3. Câu thơ: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi được lặp lại hai lần, có ý nghĩa gì? Chỉ ra dụng ý của sự đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ trên và hình ảnh hoa xấu hổ. Nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cây xấu hổ và đời sống của con người hiện đại.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.005
2
1
Tr Hải
03/12/2022 20:20:26
+5đ tặng
– Biện pháp nhân hóa
– Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa. Bởi vậy nó trở nên gần gũi trong tâm hồn người lính. – Hình tượng người lính trong bài thơ:Người chiến sĩ trên đường hành quân, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, trong chiến tranh khốc liệt.
Người lính vẫn vẫn mang nét tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn. Sự hài hòa giữa lí tưởng và tâm hồn tạo nên vẻ đẹp của người lính trong thơ.
Học sinh có thể chỉ ra một bài thơ viết về người lính và tìm ra được điểm chung giữa hai bài thơ. Giáo viên cho điểm khi học sinh lí giải hợp lí
– Lặp lại hai lần câu “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi”: Nhấn mạnh sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.
– Sự đối lập: Chiến tranh tàn khốc đối lập với sự tồn tại diệu kì của một loại cây yếu ớt. Dụng ý: gợi tâm hồn kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của con người Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tàn khốc nhất
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
phùng gia bảo
03/12/2022 20:21:03
+4đ tặng
câu 1– Biện pháp nhân hóa

– Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa. Bởi vậy nó trở nên gần gũi trong tâm hồn người lính. – Hình tượng người lính trong bài thơ:Người chiến sĩ trên đường hành quân, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, trong chiến tranh khốc liệt.
0
1
Tiến Dũng
03/12/2022 20:49:18
+3đ tặng
câu 1
biện pháp tu từ là nhân hóa
Tác dụng là làm cho cây "xấu hổ"thêm sinh động gần gũi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo