Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những bài văn ngây ngô vì thiếu vốn sống, vốn ngôn ngữ
Thể văn miêu tả được dạy ở cả bậc tiểu học lẫn trung học cơ sở. Do độ khó cao nên hầu hết học sinh lúng túng, khó khăn khi thực hiện các bài viết theo yêu cầu của chương trình.
Kết quả, nhiều bài văn miêu tả không có miêu tả, hoặc miêu tả ngây ngô khiến người trong cuộc dở khóc dở cười, còn báo chí lợi dụng khai thác để mua vui thiên hạ.
Tình trạng trên, theo TS Lê Nhật Ký, là hệ quả tất yếu từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có vấn đề kĩ năng làm văn. Nhưng cội nguồn của kĩ năng lại là vốn sống, vốn ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng và cảm xúc.
Trên quan điểm như vậy, TS Lê Nhật Ký cho rằng, cần thiết phải sử dụng các tác phẩm văn chương phù hợp nhằm tạo cho học sinh hứng thú đọc sách, đồng thời hình thành nhận thức về đặc điểm, giá trị đích thực của nghệ thuật để từ đó có thể vận dụng, bắt chước.
Kinh nghiệm xưa nay cho thấy, làm văn - dù miêu tả hay kể chuyện - học sinh luôn cần đến sự hỗ trợ tích cực từ những trang sách hay. Trong điều kiện lứa tuổi chưa thể có nhiều trải nghiệm thực tế thì đọc sách sẽ giúp các em sống cuộc sống của nhiều cuộc đời khác nhau và có sự trải nghiệm tốt hơn.
Nhờ vậy, quá trình cảm thụ cuộc sống và trình bày suy nghĩ, cảm xúc của bản thân ở mỗi cá nhân sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Rèn kỹ năng làm văn miêu tả với truyện đồng thoại
TS Lê Nhật Ký đề xuất tham khảo truyện đồng thoại vì giữa thể loại này và văn miêu tả (loài vật, đồ vật, cảnh vật) có nhiều điểm gần gũi, tương đồng.
Trước hết, cả hai thể văn đều lấy loài vật, đồ vật hoặc cây cối làm đối tượng phản ánh, miêu tả. Mặt khác, đồng thoại và văn miêu tả đều sử dụng cái nhìn trẻ thơ vào việc cảm thụ thế giới sự vật, hiện tượng.
Với cái nhìn đầy sức mạnh của trực giác và sự thành thực tự nhiên của tâm hồn, đồng thoại và văn miêu tả có khả năng đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ bất ngờ.
Trong con mắt người lớn, thế giới loài vật, hoa cỏ vốn vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn trẻ thơ, chúng lại là những sinh thể có hồn, vừa là nó, vừa không phải chính nó.
Cái nhìn đồng thoại không những giúp người viết khám phá được vẻ đẹp bí ẩn của thế giới tự nhiên mà còn tạo ra sự dịch chuyển lí thú, đưa đối tượng miêu tả từ trường tự nhiên sang trường xã hội khiến cho tác phẩm từ chỗ kể chuyện vật bỗng hóa ra lại nói chuyện con người, nhất là chuyện của trẻ em.
Nghệ thuật nhân hóa trong trường hợp này đã nới rộng nghĩa của hình tượng, làm cho tác phẩm thêm phần dồi dào tình ý.
Với những nhận định như vậy, theo TS Lê Nhật Ký, việc gia tăng chất đồng thoại trong bài văn miêu tả loài vật, đồ vật và cây cối là một hướng đi cần thiết, phù hợp với việc phát huy năng lực thẩm mĩ của lứa tuổi, khuyến khích các em mạnh dạn bộc lộ quan điểm cá nhân về cuộc sống và thế giới tự nhiên.
Làm được điều này không những trả văn miêu tả về đúng vị trí, đặc trưng vốn có của nó mà còn dấy lên một tinh thần học tập mới, thoát ly được lối học thụ động, dựa dẫm vào văn mẫu vốn rất phổ biến hiện nay.
Để phát huy tính hiệu quả truyện đồng thoại với văn miêu tả
Để đồng thoại đóng góp có hiệu quả vào việc rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh tiểu học, TS Lê Nhật Ký cho rằng, trước hết, chúng ta cần xây dựng một bộ văn tuyển, tập hợp được những tác phẩm hay, tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của thể loại và liên quan tới nhiều phong cách khác nhau.
Đó sẽ là bộ văn tuyển quy mô, gồm nhiều tập, chắc chắn sẽ được học sinh đón nhận một cách thích thú.
Trên cơ sở gây dựng lại niềm đam mê đọc sách, người thầy sẽ dần đưa học sinh tham gia vào việc phát hiện, nhận xét, đánh giá các câu, đoạn miêu tả cùng các yếu tố nghệ thuật liên quan. Với mỗi nội dung rèn luyện, cần xây dựng thành một dạng bài tập, sử dụng ngữ liệu khảo sát một cách linh hoạt.
Nhìn chung, các bài tập nói trên đều có độ khó cao. Do đó, người thầy cần kiên trì, cốt làm sao kích hoạt được hứng thú khám phá văn chương của học sinh, dần dần làm cho các em thấy được đặc trưng của văn miêu tả, phương tiện và ưu thế biểu đạt của các phương tiện đó.
“Chẳng hạn, để cho học sinh thấy được sức mạnh của từ láy trong miêu tả, có thể yêu cầu các em nhận diện lớp từ này trong truyện Con Cóc là cậu ông Trời của Nguyễn Huy Tưởng, có so sánh với truyện dân gian Cóc kiện trời, học sinh chắc chắn sẽ nhận ra có một lượng lớn từ láy.
Tương tự, có thể yêu cầu học sinh tìm những câu văn miêu tả về các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt, Dế Trũi trong thiên đồng thoại đặc sắc Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |