Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường.[19][20][21] Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019,[22] đóng góp tới 40% GDP của Trung Quốc tương đương 15,66 nghìn tỷ USD vào năm 2020, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp 60% còn lại.[23][24]Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của tất cả các DNNN của Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đạt 78,08 nghìn tỷ USD.[25] 91 trong số các DNNN này thuộc top 500 công ty theo Fortune Global 500 năm 2020.[26] Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014,[27] đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế.[28][29][30][31][32][33] Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai theo GDP danh nghĩakể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường.[34] Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028.[35] Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.[36]