Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ mẹ của Trần Quốc Minh hãy phân tích bài thơ từ 10 đến 15 câu

Trong bài thơ mẹ của Trần Quốc Minh hãy phân tích bài thơ từ 10 đến 15 câu
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.444
1
0
Bùi Thanh Thảo
09/12/2022 20:57:24
+5đ tặng

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì? Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: Câu 1: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo. GỢI Ý: CÂU NỘI DUNG CÂU 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1.Thể thơ: Lục bát 2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc. 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. 4. Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương. + So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN CÂU 1 Nghị luận về lòng hiếu thảo a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu vấn đề; Thân đoạn làm rõ vấn đề, triển khai được các ý rõ ràng; Kết đoạn khái quát được nội dung. b. Xác định đúng vấn đề: Con người cần có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. c. HS triển khai vấn đề cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn. Có thể trình bày theo định hướng sau: - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, luôn yêu thương họ. - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm yếu, già cả. * Vì sao chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống cho chúng ta. - Họ là những người đã nuôi nâng, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. - Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người. - Người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo. - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình. - Phê phán những người sống bất hiếu, vô lễ, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi ông bà, cha mẹ.

Bài thơ là một bài ca đầy da diết, tựa như một khúc ca êm ả, nói lên được công lao và sự hy sinh đầy rạng rỡ của người mẹ. Người mẹ ấy vì con hy sinh tất cả, thức đêm vì con, cũng như sẽ luôn là ngọn gió mát trong tâm hồn của người con đấy, để em cảm nhận được một thứ tình cảm đáng yêu, đầy yêu thương và hạnh phúc. Những khó khăn gian khổ ấy còn là những trưa hè nóng nực, những đêm tối không một cơn gió, lúc ấy, mẹ lại tựa như một vị anh hùng, đem đôi bàn tay quạt cho con, tựa như gió mùa thu, tựa như những làn gió mát lạnh. Qua đó, thấy được tình cảm sâu nặng, đong đầy của người mẹ đối với người con, đồng thời tình cảm trân quý, trân trọng yêu thương và kính mến của người con đối với người mẹ. Mẹ sẽ mãi là ngọn gió, sẽ mãi theo con đi đến chân trời. Đó là những cảm xúc của em khi đọc bài thơ trên, vừa thấy ấm áp, lại vừa thấy đẹp tươi.

Bài thơ Mẹ là một sáng tác của Trần Quốc Minh. Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ ca. Bởi mỗi ai trong số chúng ta đều lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng ít nhiều được nghe tiếng à ơi. Nó là những âm thanh êm dịu mà không có gì thay thế được tình yêu của mẹ dành cho con. Chính tâm hồn con đã được nuôi lớn từng ngày qua những lời ru và những yêu thương như thế. 

Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi ấy giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác sĩ Trần Tị Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu Nguyễn Đức Thiện và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt và cô Hồng thương con nên dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.

Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và sau đó bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió của con và sau này khi in trong sách Tiếng Việt đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ.

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đã gợi lại cho ta bao nhiêu cảm xúc yêu thương, thân thương và trìu mến. Chính mẹ là ngọn gió của cuộc đời con. Bằng những vần thơ giản dị xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng. Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi sinh thành và nuôi nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con.

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy được điều đó. Với nghệ thuật sử dụng đảo ngữ tài tình đã làm nhấn mạnh và khắc họa rõ nét hơn sự khắc nghiệt của trưa hè nóng nực. Bởi ngay cả con vật kêu suốt mùa hè ấy cũng đã cảm nhận được sức nóng ghê gớm của mùa hè. Và con ve cũng có cảm xúc như con người. Tuy nhiên ở đây ta lại thấy sự tương phản đối lập, một bên là con ve mệt còn một bên là tình yêu mà mẹ dành cho con. Chính tình yêu ấy đã làm mẹ bền bỉ ru em mà không hề mệt mỏi.

Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Phải chăng tiếng ru ấy đã bao trùm lên một khoảng không gian làm con ve cũng phải lặng im. Và tiếng ru ấy đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt. Đến cái nóng kia cũng phải lặng im để con được say giấc nồng. Cũng chính điều này qua bài thơ Mẹ làm ta cảm nhận được mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời ru mà đó còn là tình thương của mẹ dành cho con. Và sức mạnh tình yêu ấy đã cất vào lời hát ru và đôi tay của mẹ quạt thành nguồn gió mát để xua đi cái oi bức của mùa hè.

Bài thơ Mẹ là một sáng tác hay của Trần Quốc Minh. Tình cảm mẹ con luôn thiêng liêng làm rung động triệu trái tim người con. Đi suốt một đời, người bên cạnh ta luôn chỉ có mẹ, là người ủng hộ ta dù ta có thế nào đi nữa. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×