ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
[1…] Từ trong lá cỏ tươi non
Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom
Từ ngôi nhà mới vừa làm
Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi
[…2]
À ơi... ngọn lửa ngày xưa
Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?
Nhìn lên rực rỡ trên đầu
Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay
Đất chung sống với ban ngày
Người chung sống với hàng cây người trồng
Lại thương con dế dưới hầm
Những năm bom đạn sống cùng lời ru
Đã tan những đám mây mù
Ông trăng tròn giữa đêm thu mát lành
Cái nôi thôi mắc cửa hầm
Trắng tinh cái tã, xanh trong bầu trời
"Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi"
Con đường xa tắp đất thời mênh mông
Gió lên từ những khu rừng
Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa
Bốn phương đâu cũng quê nhà
Như con tàu với những ga dọc đường
Đất qua rồi những đau thương
Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi
À ơi... con ngủ... à ơi...
1975
(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2020, trang 65-66)
Câu 1. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?( biết)
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ văn xuôi
D. Thơ tám chữ
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu thơ in đậm( biết)
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Ẩn dụ
Câu 3: Đoạn thơ trên viết về chủ đề gì?(hiểu)
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Người lính
D. Tình yêu thiên nhiên
Câu 4. Theo em, vì sao tác giả viết: Đất qua rồi những đau thương/Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi?(hiểu)
A. Đất không còn chịu nhiều đau đớn, còn lại lời ru của mẹ.
B. Đất nước chấm dứt chiến tranh, chỉ có tình yêu thương, tiếng hát ru ngọt ngào của mẹ.
C. Con người vun xới, chăm bồi cho đất nên không còn đau thương.
D. Tiếng hát ru xoa dịu nỗi đau của đất.
Câu 5: Xác định nhịp của cặp câu thơ: (biết)
“Từ trong lá cỏ tươi non
Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom”
A. Nhịp 3/3 - 4/4
B. Nhịp 2/2/2 - 4/4
C. Nhịp 4/2 - 2/2/2/2
D. Nhịp 2/2/2 - 2/4/2
Câu 6. Từ lửa trong câu thơ Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay là từ:(biết)
A. đồng âm
B. đồng nghĩa
C. đa nghĩa
D. khác nghĩa
Câu 7: Dòng thơ nào sau đây có yếu tố tự sự?(hiểu)
A. Người chung sống với hàng cây người trồng
B. Trắng tinh cái tã xanh trong bầu trời
C. À ơi …con ngủ..à ơi…
D. Con đường xa tắp đất thời mênh mông
Câu 8. Những khu rừng thuộc loại cụm từ nào? (Biết)
A. Cụm tính từ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm trạng từ
Câu 9. Thông điệp của bài thơ là gì?(hiểu)
A. Bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài thơ thể hiện tình yêu thương con đằm thắm của mẹ qua những lời ru. Đồng thời gửi gắm niềm hạnh phúc, ước mơ về một đất nước hòa bình, thống nhất. Chính vì thế mà tình yêu quê hương càng thêm sâu sắc, da diết.
B. Bài thơ là lời ru con ngọt ngào, da diết, mãnh liệt chứa đựng ước mơ về ngày mai.
C. Ngôn ngữ thơ giàu chất triết lí, chứa đựng tình yêu thương con tha thiết, tình yêu quê hương tổ quốc sâu sắc.
D. Thơ Xuân Quỳnh đằm thắm, trong sáng, da diết một tình yêu đời, yêu người.
Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu thơ “Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi” dùng để:(hiểu)
A. đánh dấu sự trưởng thành của “con” trong bài thơ.
B. đánh dấu từ ngữ có cách hiểu châm biếm.
C. nhấn mạnh sự khó nhọc của người mẹ.
D. nhấn mạnh sự tinh nghịch của “con”.
Câu 11: Chỉ ra cách gieo vần trong cặp câu thơ:(hiểu)
“Từ trong lá cỏ tươi non
Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom”
A. cỏ - đất
B. non - bom
C. non - còn
D. còn – bom
Câu 12. Những từ nồng nàn, mênh mông thuộc loại từ nào?(biết)
A. Từ ghép chính phụ
B. Từ láy bộ phận
C. Từ láy hoàn toàn
D. Từ ghép đẳng lập
II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 13 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ trên.
Câu 14 (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một kỉ niệm vui nhất của em.
2 Xem trả lời
6.552