Em hãy suy nghĩ và đặt tên cho đoạn viết sau
Em hãy suy nghĩ và đặt tên cho đoạn viết sau :
Ru-do-ven (1882 - 1945) Phơ-ranh-kơ-lin Đê-la-nô Ru-dơ-ven
Delano Roosevelt) — nhà hoạt động chính trị, đảng viên Đảng Dân chủ, Tổng thống
Hoa Kì từ 1933 đến 1945.
Ru-dơ-ven sinh ra trong một gia đình điền chủ lớn. Sau khi tốt nghiệp trường Đại
học Luật, ông làm luật sư. Năm 1910 – 1912 , ông là Nghị sĩ Thượng nghị viện Mĩ
của bang Niu Oóc, đại biểu của Đảng Dân chủ. Những năm 1913 – 1920, ông làm
Thứ trưởng Bộ Hàng hải, những năm 1928 – 1932 làm Thống đốc bang Niu Oóc.
Năm 1932, ông được bầu là Tổng thống Hoa Kì, sau đó được bầu lại trong những
nhiệm kì 1936, 1940 và 1944. Ông giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kì bốn nhiệm kì
liên tục.
Ru-dơ-ven là một nhà chính trị khôn khéo và tài năng. Khi cầm quyền lần đầu
tiên năm 1933, F. Ru-dơ-ven đã tiến hành một loạt cải cách, gọi là Ván bài mới,
khôi phục lại nền kinh tế của Hoa Kì đang bị điêu đứng vì cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới (1929 – 1933).
Tổng thống Ru-dơ-ven đã cầm quyền ở Hoa Kì suốt trong thời gian Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939 – 1945). Khi chiến tranh mới bùng nổ, Hoa Kì giữ thái độ
trung lập và đóng vai trò hoà giải Anh, Pháp và Đức, I-ta-li-a nhằm thống nhất lực
lượng chống Liên Xô, nhưng không thành. Cho đến tháng 12-1941, sau khi bị
Nhật tấn công bất ngờ trong trận Trân Châu Cảng và cùng với việc Đức, I-ta-li-a
tuyên chiến với Mĩ, Mĩ mới chính thức nhảy vào vòng chiến. Tháng 6-1942, Mĩ kí
với Liên Xô Hiệp ước tương trợ, nhưng chỉ viện trợ nhỏ giọt cho Liên Xô. Chính
phủ Liên Xô nhiều lần yêu cầu các chính phủ Mĩ, Anh mở rộng mặt trận thứ hai ở
Tây Âu để đỡ đòn cho Liên Xô, nhưng liên quân Mĩ - Anh lại đổ bộ lên Bắc Phi
(11-1942) và sau đó tấn công vào I-ta-li-a (7 và 8-1943). Đến 6-6-1944, khi Hồng
quân Liên Xô đã giải phóng phần lớn lãnh thổ của mình và sắp vượt ra ngoài biên
giới thì Mĩ, Anh mới mở mặt trận thứ hai đổ bộ lên miền Bắc nước Pháp.
Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã cùng với Thủ tướng Anh Sớc-sin và Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Liên Xô Xta-lin họp Hội nghị Tê-hê-ran (1943) và Hội nghị Crưm
còn gọi là Hội nghị Yan-ta (2-1945) vạch ra kế hoạch hoạt động phối hợp chống
phát xít Đức, và đề ra cơ sở cho việc tổ chức thế giới sau khi chiến tranh kết thúc.
F. Ru-dơ-ven mất ngày 12-4-1945.
0 Xem trả lời
57