Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử các chất sau
giúp e mấy bài 8,9,10 vs 2,3,5,6 vs ạ
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài 1. Phố khối lượng của zirconium được biểu diễn như hình sau đây (điện tích Z của các ion đồng vị zirconium
đều bằng 1+).
Phần trăm số nguyên tử đồng vị (a)
60
81,45
50
40-
30
II.
20-
11,22
10
17,15
17,38
90 91 92 93
m/z
94 95
Phổ khối lượng của zirconium
Cho biết số lượng các đồng vị bền và nguyên tử khối trung bình của zirconium.
Bài 2. Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 16,Z=20, Z=18, Z = 26.
a) Cho biết sự phân bố electron trên các orbital nguyên tử lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa ở
trạng thái cơ bản của các nguyên tử trên.
b) Cho biết các nguyên tố thuộc loại kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 3. Cho các nguyên tử các nguyên tố X, Y, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là Z = 17, Z = 11, Z = 29.
a) Dựa vào cấu hình electron nguyên tử, cho biết vị trí của các nguyên tố X, Y, T trong bảng tuần hoàn.
b) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của nguyên tố X và Y.
c) So sánh tính chất hóa học cơ bản (tỉnh kim loại, tính phi kim) của X, Y với các nguyên tố lân cận trong cùng chu
kì và cùng nhóm.
d) Hãy gán các giá trị độ âm điện (0,93; 3.16) cho X và Y.
Bài 4. Khi phát minh ra bảng tuần hoàn, ngoài việc sắp xếp các nguyên tố đã biết, Mendeleev còn dự đoán sự tồn tại
của một số nguyên tố chưa được biết tới thời đó. Chẳng hạn, nguyên tố nhóm III (nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn
hiện đại) ngay liền dưới nhôm được Mendeleev gọi là eka-nhôm (eka- aluminium), với kí hiệu là Ea (eka là từ tiếng
Phạn có nghĩa là “đầu tiên”; do đó eka-nhôm là nguyên tố đầu tiên dưới nhôm), Dựa trên những tính chất của nhôm,
em hãy dự đoán một số thông tin của nguyên tố eka-nhôm: số electron lớp ngoài cùng, công thức oxide cao nhất,
công thức hydroxide và tính acid - base của chúng.
Bài 5. Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt
proton, neutron, electron của [M], nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
2,80
1
96 97
a) Xác định công thức hoá học của A.
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.
Bài 6. R là nguyên tố thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Oxide của R là một chất hút nước mạnh, được sử dụng
trong tổng hợp chất hữu cơ. Khả năng hút ẩm của nó đủ mạnh để chuyển nhiều acid vô cơ thành các alhydrite (oxide
tương ứng) của chúng. Trong oxide cao nhất, R chiếm 43,662% về khối lượng.
a. Tìm nguyên tố R và nêu vị trí của R trong BTH.
b. Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử R.
c. Nêu một số tính chất hóa học cơ bản của R và hợp chất.
Bài 7. Kim loại M thuộc nhóm IIA của BTH, là 1 thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã
ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2 gam M tác
dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 lít khí (đo ở 25°C và Ibar)
a. Xác định M và cho biết vị trí của M trong BTH.
b. So sánh tính kim loại của M với sK, và 12Mg. Giải thích.
Bài 8. Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử các chất sau:
a) CaO.
b) MgCl2.
Bài 9. Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của phân tử các chất sau:
a) F₂, HCI
b) O2, CO2, H₂S
c) C₂H4, O3, SO2 (theo qui tắc octet)
Bài 10. Dựa vào hiệu độ âm điện, xác định loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử các chất sau:
NaCl, Cl₂, H₂O, KF, H₂SO4, (NH4)2SO4.
Bài 11. Cho biết năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn (25"C, 1 bar) như sau: S – H (368 kJ/mol); O_H
(464 kJ/mol)
(a) Tính tổng năng lượng liên kết trong mỗi phân tử H,S và HO.
(b) Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ thành nguyên tử hai chất trên là 400°C và 1000C. Theo em, nhiệt độ phân huỷ của
chất nào cao hơn? Vì sao?
0 trả lời
152