Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi

Đọc đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

... “Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả.

Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

- Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã - cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình.

Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi.

- Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy.

Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ.”

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt/ ptbđ chính.

Câu 2: Tìm câu ghép, phân tích c-v, cách nối các vế câu, qh ý nghĩa giữa các vế câu.

Câu 3: Tìm thán từ, tình thái từ.

Câu 4: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh.

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 6: Ta nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành?

Câu 7: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

 

BÀI TẬP 2:

Đọc câu chuyện sau đây và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt

hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt / ptbđ chính.

Câu 2: Tìm câu ghép, phân tích c-v, cách nối các vế câu, qh ý nghĩa giữa các vế câu.

Câu 3: Nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu sau:

“Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm...”

Câu 4. Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm như thế nào? Em chọn quan niệm sống nào? Vì sao?

Câu 5. Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong đời sống mỗi người.

 

BÀI TẬP 3:

 

"Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Trích “Bầm ơi” – Tố Hữu)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính ?

Câu 2: Tìm từ địa phương, từ tượng hình, từ tượng thanh, thán từ được sử dụng trong đoạn thơ trên

Câu 3: Phép nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ. Nêu tác dụng.

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ?

Câu 6: Viết đoạn văn suy nghĩ về lòng biết ơn.

 

BÀI TẬP 4:

Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con tàu. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Tìm câu ghép, phân tích c-v, cách nối các vế câu, qh ý nghĩa giữa các vế câu.

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn

Câu 3: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu.”

Câu 4: Theo tác giả: “Người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?”em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ước mơ.

 

BÀI TẬP 5:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! Câu 1. Phương thức biểu đạt / ptbđ chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 . Hình ảnh “vết nứt” gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

Câu 3. Tìm các cụm chủ - vị và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây: “Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá.”

Câu 4. Từ văn bản trên, em rút ra được những bài học gì?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về lòng kiên trì.

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
185

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×