Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:
- Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
- Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
- Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
- Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
- Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
- Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.
Đối với đời sống xã hội
- Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.
- Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.
- Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.
- Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.
Đối với đời sống và sản xuất
Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:
- Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.
- Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…
Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.
Vai trò đối với nền kinh tế
Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”