Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đặc điểm nhân vật "bé Em" trong văn bản Áo Tết-Nguyễn Ngọc Tư

Phân tích đặc điểm nhân vật "bé Em" trong văn bản Áo Tết-Nguyễn Ngọc Tư
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.964
5
6
Bảo Yến
21/12/2022 20:46:53
+5đ tặng
Bé Em trong Áo tết - một đứa trẻ được sống trong gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ đã hồ hởi biết bao khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho, “Tết này con bé sẽ được mặc nó, con bé hãnh diện hình dung ra những lời trầm trồ khen ngợi của mọi người, tụi bạn chắc phải lé mắt ra...” Nhưng khi cô bạn thân cùng lớp tên Bích vì nhà nghèo không có tiền mua sắm nhiều quần áo mới, sợ bạn tủi thân, chạnh lòng, Bé Em tự nguyện hi sinh niềm vui của mình chỉ mặc một bộ đồ mới đơn giản cho phù hợp với cô bạn thân, dù rằng nó có tới 4 bộ quần áo mới, đủ để “diện” từ mùng một đến mùng bốn tết. Con bé lập luận thật giản đơn về cái quyết định “quan trọng” này như sau: “Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao kêu là bạn thân” [10]. Quả thật là giản dị mà thật nặng tình nghĩa! Một trái tim non nớt nhưng đã biết cảm thông với bạn bè, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng cô bạn thân. Hay như mở đầu truyện ngắn Bà cô tác giả viết: “Mùa xuân, một mùa xuân nữa, bà cô của tôi lại càng lẩn thẩn hơn” [10] - đây là cảm nhận của nhân vật Cô bé trong tác phẩm về bà cô của mình. Dường như cô bé đã nhận thấy được cái dấu hiệu tuổi già ngày một trầm trọng hơn ở một người đàn bà (người đã cưu mang mẹ em) có quá nhiều bất hạnh. “Bốn lần bà ra bến sông đưa tiễn, chỉ một lần đón mẹ tôi quay trở về, họ ra đi chưa kịp dựng vợ gả chồng” [10]. Bà có ba người con, cả ba đều hi sinh ngoài mặt trận. Cô con dâu mới làm lễ hỏi, không đành lòng để cô vì mình mà bỏ phí cuộc đời, bà gả chồng cho cô, nhưng, “Cô ấy cũng ngã gục trong một đêm đạn pháo nổ ngay gốc dừa dưới bến” [10]. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, bà vẫn cười khi kể về những người con của bà, nhưng cô bé hiểu rằng đằng sau nụ cười kia chính là nỗi đau và những giọt nước mắt, “Từng khúc ruột bị cắt lìa, đau biết mấy” [10]. Cô bé còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau kia to lớn biết chừng nào, nhưng bằng sự nhạy cảm của một đứa trẻ, nó có thể cảm nhận được tình yêu thương và niềm tự hào của người mẹ với những đứa con từ những thay đổi trên khuôn mặt, trong ánh mắt của bà “Tôi biết, có cái gì đó lạ lùng trong bà, khi bà kể về những đứa con thân yêu, khuôn mặt của bà bỗng khác đihi nghe mẹ bảo sang ở với ông ngoại đã giật mình “như ở trên trời rơi xuống đất”. Nhưng, sau một thời gian sống cùng ông, cô bé đã cảm nhận được sự hi sinh, tình yêu Ngoại dành cho con cháu. Lúc này, Dung đã bắt đầu nhận ra những vô tâm của mình với Ngoại, cô bắt đầu “Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc... Dung giúp ông tưới cây...” [10]. Cô bé đã biết hi sinh những thú vui, những trò giải trí cũng lũ bạn để cùng ông làm những việc ông thích, dành nhiều thời gian cho ông, trò chuyện cùng ông và đặc biệt là cô càng cảm thấy hiểu và thương ông ngoại nhiều hơn. Ở truyện Ba bé Ngoan về, nhân vật bé Ngoan, một cô bé mồ côi ba từ tấm bé, luôn khao khát được gặp ba và nôn nóng chờ đợi: “Có ba rồi, sẽ có người đánh bé khi bé lì, có người khen khi bé được điểm mười. Ba sẽ dạy bé cách làm cho mẹ vui để mẹ không khóc một mình nữa” [10]. Mong có ba để được ba khen, ba chiều chuộng, để được nũng nịu với ba thôi. Yêu thương là tâm lý chung của những đứa trẻ, nó còn là cảm giác thèm khát rất tự nhiên, ngây thơ. Nhưng mong có ba để “được” ba đánh “khi lì” lại là điều rất khác biệt. Có cái gì đó thật tội nghiệp, như nghẹn lại trong niềm khát khao được gặp ba đến cháy bỏng của cô bé. Ngoan còn mong có ba để được ba dạy cho cách làm mẹ vui, điều này chứng tỏ Ngoan là cô bé rất hiếu thảo, mẫn cảm và rất thương mẹ của mình. Mặc dù ba của bé không trở về như bé mong, nhưng chú Quang sẽ làm ba của bé để có thể bù đắp những thiệt thòi về mặt tinh thần cho em. Bé “Có ba, có má, có mình để làm thành một gia đình” theo đúng nghĩa của nó. Cả Đức, Sinh, rồi Dung, Bé Em... đều là những đứa trẻ con, ngây thơ và trong sáng, nhưng chúng là những đứa trẻ giàu lòng nhân hậu, biết sẻ chia và hi sinh cho những người xung quanh. Mặc dù sự hi sinh ấy là điều nhỏ nhặt thôi, nhưng cũng đã cho ta thấy được sự hồn nhiên đáng yêu từ trái tim của những đứa trẻ đang còn ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Chính điều đó đã tạo nên những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật trẻ em của Nguyễn Ngọc Tư với một sự hồn nhiên và trong sáng thật đáng yêu. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường nhẹ nhàng, với chất liệu hiện thực gần gũi, thường nhật, cốt truyện đơn giản như  Nhân vật Dung trong truyện ngắn Ông ngoại kng lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. . Những đứa trẻ sớm có ý thức và có trách nhiệm về mình cũng như thế giới xung quanh Vấn đề tưởng như to tát nhưng dù còn rất ngây thơ và hồn nhiên, những nhân vật trẻ em trong tập truyện ngắn “Ông ngoại” đã sớm có ý thức, trách nhiệm với chính mình cũng như cuộc sống xung quanh. Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng hạnh phúc, suôn sẻ. Thực tế đầy rẫy khó khăn, gian khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×