2. Nguyên tử
– Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, đại diện cho nguyên tố hóa học. Nguyên tử trung hóa về điện, hạt nhân mang điện dương, phần vỏ gồm các electron mang điện âm. Trong hạt nhân có bao nhiêu hạt proton thì phẩn vỏ nguyên tử có bấy nhiêu electron.
– Hạt nhân gồm các hạt proton và notron. Khối lượng của hạt proton gần bằng khối lượng hạt notron, còn electron có khối lượng không đáng kể. Bởi vậy hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
3. Phân tử
– Phân tử là hạt đại diện cho chất. Trong các phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm chất này biển đổi thành chất khác.
4. Nguyên tố hóa học
– Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
– Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.
5. Đơn chất, hợp chất
– Phân tử đơn chất chỉ gồm một nguyên tố hóa học.
– Phân tử hợp chất có từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
6. Hóa trị
– Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tố là khả năng liên kết với một số nhất định các nguyên tử của nguyên tố khác. Người ta quy ước hóa trị của hiđro là đơn vị, hóa trị của oxi là hai đơn vị.
– Có một số nguyên tố có nhiều trạng thái hóa trị, chẳng hạn như nitơ, lưu huỳnh, sắt đồng…
7. Đơn vị đo khối lượng nguyên tử, phân tử
– Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon, kí hiệu đvC.
– Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon.