Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông dung dị, hồn nhiên mà thiết tha, sâu lắng, ít nhiều mang màu sắc triết lí. “Ánh trăng” là bài thơ tiêu biểu của ông. Đến với khổ thơ cuối bài thơ là những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng.
“Ánh trăng” được Nguyễn Duy viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh – ba năm sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, không phải ai cũng còn nhớ những kỉ niệm nghĩa tình, những gian khổ trong quá khứ. Bài thơ được viết ra như một lời tự nhắc, một lần giật mình trước sự vô tình, lãng quên dễ có ấy, nhắc nhở mỗi người về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nếu như những khổ thơ đầu của bài thơ là quá khứ về vầng trăng,là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người và vầng trăng xưa thì khổ thơ kết là những suy ngẫm của tác giả về vầng trăng và ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Anh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Kết cấu “cứ… kể chi” cho thấy sự đối lập giữa người với trăng. Trăng vẫn “tròn vành vạnh” – một vẻ đẹp vẹn nguyên chẳng thể phai mờ tượng trưng cho vẻ đẹp nghĩa tình của quá khứ đầy đặn, thủy chung, nhân hậu, bao dung. Trăng vẫn như xưa chỉ có con người đã thay đổi. Trăng vẫn vẹn trọn nghĩa tình, chỉ có con người đã thành kẻ vô tình.
Trước sự thay đổi của con người, trăng chỉ “im phăng phắc” không nói một lời nào. Thái độ ấy là sự nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im khiến con người phải “giật mình”. Giật mình là hành động thức tỉnh để nhìn nhận lại chính mình, là sự ăn năn, hối hận vì sự vô tình, bội bạc không nên có ở mình. Giật mình để thay đổi thái độ sống – sống ân nghĩa thủy chung. Cái giật mình ấy vô cùng cần thiết, giật mình để tìm lại chính mình. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái giật mình như vậy đáng quý biết bao. Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trước những lo toan, bộn bề hằng ngày. Nó bảo vệ con người trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống và trên hết, nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp của cuộc đời. Trong cái “ta giật mình” có cái tôi của nhà thơ và cái tôi của tất cả mọi người.
Có phải Nguyễn Du muốn lay động tất cả những ai còn đang ngủ quên trong cuộc sống đầy đủ, ấm no mà lãng quên quá khứ thì hãy thức tỉnh giật mình để nhận ra chính mình.
Đoạn thơ cuối rất thành công khi sử dụng những nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ mà sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc mà giàu sức gợi. Đoạn thơ nêu lên những suy ngẫm về vầng trăng và ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng, góp phần thể hiện tư tưởng toàn bài: nhắc nhở mỗi người về lẽ sống ân tình, thủy chung, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. “Ánh trăng” không chỉ là câu chuyện của một người, của nhà thơ mà là câu chuyện của cả thế hệ – thế hệ đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, từng sống gắn bó với thiên nhiên, nhân dân nghĩa tình giờ sống trong hòa bình. Bài thơ có ý nghĩa với mọi thời đại, là tấm gương trăng để soi lòng.
Đoạn thơ cuối nói riêng và “Ánh trăng” nói chung hấp dẫn người đọc bởi câu chuyện thấm thía những lẽ sống đối nhân xử thế ở đời. “Ánh trăng” đã bật tung cửa sổ lương tâm của mỗi người, soi rọi vào những góc tối trong tâm hồn mỗi người để có những cái “giật mình” đáng quý
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |