Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của tác phẩm Chân Quê của Nguyễn Bính

Viết 1 bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của tác phẩm Chân Quê của Nguyễn Bính
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.113
13
1
I am Meii
27/12/2022 20:52:10
+5đ tặng

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về  
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng  
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó. 

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em  

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa  

Như hôm em đi lễ chùa  

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh  

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về  

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
S Hoang Huy
19/12/2023 20:09:50

Nguyễn bính là một nhà thơ nổi tiếng có một vị trí riêng trong phong trào thơ mới thơ của ông xuất hiện mang dán vẻ của một người nhà quê khó phai nhạt trong lòng người đọc. Đọc thơ Nguyễn Bính chúng ta như được tắm gội trong sự trong trẻo tinh khiết, chân quê của miền quê Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách đó chính là bài “ Chân Quê ”. Bài thơ có những vẻ đẹp sâu sắc về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật.

 

   Bài thơ là lời nhắn nhủ hãy giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. Điều đó được thể hiện qua tâm trạng của nhân vật trữ tình, trước sự thay đổi về trang phục của cô gái khi đi tỉnh về.

   Chân quên nghĩa là vẻ đẹp mộc mạc bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người người chân quê. Đó là sự chân chất, thật thà thẳng thắn ,trong sáng là vẻ đẹp bình yên của cuộc sống làng quê.

   Chàng trai với một tâm trạng xốp dán đứng ngồi không yên khi đợi cô gái đi tỉnh về.

“hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.”

 

  Cụm từ “đợi mãi”  và không gian là ở “con đê đầu làng”trong câu thơ cho t thấy ựu sốt ruột, đứng ngồi không yên của nhân vật “tôi” khi đón người yêu đi tỉnh về

Hình ảnh cô gái đi tỉnh về với sự thay đổi trong cách ăn mặc và cả tâm hồn tất cả trang phục truyền thống của quê hương đã biến mất.

 

“  Nào đâu cái yếm lụa sôi

Cái dây lưng duỗi nhuộm màu sang xuân

Nào đâu cái áo tứ than

Cái khăn mỏ quạ ,cái quần nái đen”

 

Biện pháp điệp ngữ”nào đâu”,câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc mang đặc trưng như của thôn quê như “yếm lụa sồ, dây lưng đũi , áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen” đã nhấn mạnh,xoáy sâu vào tâm trạng đầy trách móc ,xót xa và có phần tiết nuối , hụt hẫn của “tôi” trược sự thay đổi của cô gái

Thay vào những trang phục truyền thống là những trang phục của những cô gái thành thị và những mong muốn đua đòi với khăn nhung, quần lĩnh với áo cài khuy bấm. Trước sự thay đổi của cô gái, của người mình yêu nhân vật trữ tình đau đớn xót xa trong tình yêu cũng như xót xa bởi các giá trị của chân quê đã bị mai một

 

“Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”

 

Hình ảnh “ khăn nhung, quần lĩnh, áo cài, khuy bấm ” gợi liên tưởng đến trang phục thành thị , đối lập với sự mộc mạc ,giản dị, chân chât của người thôn quê. Từ “rộn ràng” đã phân nào cho thấy sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ của cô gái dường như cô vui sướng , hớn hở, thích thú với trang phục mới.

 

 chàng trai mong cô gái suy nghĩ lại hãy giữ lại giá trị văn hóa lâu đời của quê hương khi đưa ra lời cầu khẩn tha thiết “vang em! em hãy giữ nguyên quê mùa” để lý lẽ của mình thêm thuyết phục đối với cô gái ,chàng trai trữ tình đưa ra dẫn chứng chính xác giúp cô gái nhận ra việc mình đang làm là không phù hợp:

 

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.”

 

Hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” chỉ mình là người thôn quê ở giữa xóm làng , quê hương càng nên giữ gìn , chân trọng nết” quê mùa”,dân dã,mộc mạc vốn có ấy.

Nhân vật trữ tình mong ước người yêu mình hãy cứ như ngày nào,hay giữ lấy trang phục, những vẻ đẹp của quê hương mình.

 

“Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”

 

    Chàng đã không ví dụ cách ăn mặc của cô gái trong trường hợp khác mà chính là hôm đi lễ chùa. Mà đi lễ chùa bao giờ cũng thể hiện ѕự thành kính, tôn trọng của người tham quan. Do đó, chàng muốn nhận được ѕự thành kính, tôn trọng như trong lần đi đó. Bởi chàng muốn nàng hiểu, nếu cô mặc như thế không chỉ riêng chàng trai vừa lòng mà hết thảу thần linh, đất trời cũng ưng mắt.

    Bài thơ chân quê chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật, thơ ca hiện đại với thể thơ lục bát truyền thống; giọng điệu tâm tình cách gieo vần cách phù hợp sự kết hợp các biện pháp tu từ (liệt kê ,điệp ngữ ,câu hỏi tu từ) sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình; cát từ ngữ, hình ảnh thân thuộc tất cả mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp nghệ thuật để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Đặc biệt những biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần thể hiện giá trị nội dung của bài thơ

 

    Bài thơ Chân quê đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước .Qua tác phẩm nhà thơ muốn nhắn những người đọc thông điệp hãy giữ gìn bản phát truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.

 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×