Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các công thức em đã học ở lớp 8 và lớp 9

Nêu các công thức em đã học ở lớp 8 và lớp 9
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
76
2
0
Phonggg
28/12/2022 18:04:02
+5đ tặng
I. CÔNG THỨC TÍNH SỐ MOL (MOL)

1. Theo khối lượng:
n = m/M
Trong đó:
m: khối lượng
M: khối lượng phân tử, khối lượng mol
Ví dụ 1
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hiđrô thu được ở điều kiện
chuẩn. (Cho Mg=24)
2. Theo thể tích (đối với chất khí ở điều kiện chuẩn) :
n =V/22,4
Trong đó:
V: thể tích khí
Ví dụ 2
Cho 6,75 gam kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng . Phản ứng xong thu được
3,36 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(Cho: Zn = 65; H = 1; S = 32; O = 16)

II. CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ mol /lít (CM)
CM =n/V (M)

Ví dụ 3

Để trung hoà hết 200 gam dung dịch NaOH 10% cần dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl 3,65%.

               (cho Na = 23; Cl = 35,5; O = 16; H = 1)

Ví dụ 4

Cho 200ml dung dịch NaOH 8% có D = 1,15g/ml tác dụng với 380 gam dung dịch MgCl2 5%.

  1. Viết PTHH. Chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư.
  2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Sau khi loại bỏ kết tủa, tính C% các chất còn lại sau phản ứng.

Thế là xong nhé các bạn

Các công thức được chụp bằng hình là

Công thức liện hệ C%, CM , khối lượng riêng D

Công thức tính khối lượng riêng (D)

Nồng độ phần trăm

Công thức tính thành phần phần trăm

  1. Phần trăm theo khối lượng:
  2. Phần trăm theo thế tích (chính là phần trăm theo số mol):
Các công thức hóa học lớp 8, 9 cơ bản cần nhớ

Các công thức hóa học lớp 8 cơ bản cần nhớ gồm có: công thức tính số Mol, công thức tính nồng độ Mol, công thức tính nồng độ %, công thức tính khối lượng, công thức tính thể tích dung dịch…

21 công thức hóa học lớp 8, 9 cần nhớ
Các công thức thường gặp
Công thức tính khối lượng dung dịch

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thái Hòa
28/12/2022 19:03:31
+4đ tặng

l8
I. Cách tính nguyên tử khối

NTK của A = Khối lượng của nguyên tử A tính bằng gam : khối lượng của 1 đvC tính ra gam


Powered By

Ví dụ:

NTK của oxi = 

II. Định luật bảo toàn khối lượng

Cho phản ứng: A + B → C + D

Áp dụng định luật BTKL:

mA + mB = mC + mD

III. Tính hiệu suất phản ứng

Dựa vào 1 trong các chất tham gia phản ứng:

H% = (Lượng thực tế đã dùng phản ứng : Lượng tổng số đã lấy) x 100%

Dựa vào 1 trong các chất tạo thành

H% = (Lượng thực tế thu được: Lượng thu theo lí thuyết) x 100%

IV. Công thức tính số mol

n = Số hạt vi mô : N

N là hằng số Avogrado: 6,023.1023

 

 => m = n x M

 

Trong đó:

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC + 273)

V. Công thức tính tỉ khối

Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B:

 

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:

 

Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml

VI. Công thức tính thể tích

Thể tích chất khí ở đktc

V = n x 22,4

- Thể tích của chất rắn và chất lỏng

 

- Thể tích ở điều kiện không tiêu chuẩn

 

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)

VII. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngyên tố trong hợp chất

VD: AxBy ta tính %A, %B

VIII. Nồng độ phần trăm

 

Trong đó: mct là khối lượng chất tan

mdd là khối lượng dung dịch

 

Trong đó: CM nồng độ mol (mol/lit)

D khối lượng riêng (g/ml)

M khối lượng mol (g/mol)

IX. Nồng độ mol

 

Trong đó : nA là số mol

V là thể tích

 

C%: nồng độ mol

D: Khối lượng riêng (g/ml)

M: Khối lượng mol (g/mol)

X. Độ tan

 

D. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA 8
I. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học

1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

2. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

 

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

 

4. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

a. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay . Tìm công thức của hợp chất

b. Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x, y)

 

=> CTHH

II. Phương trình hóa học. Tính theo phương trình hóa học.

1. Phương trình hóa học

a. Cân bằng phương trình hóa học

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2

d) Al + O2 → Al2O3

e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O

i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

k) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

d) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

e) 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

g) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 +3 H2O

h) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 3H2O

i) BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

k) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

b. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Đáp án hướng dẫn giải 

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2P + 5O2 → P2O5 

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2O

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

CaCO3+ 2HCl  → CaCl2 + H2O + CO2

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các phương trình hóa học sau:

1) CaO + HCl → ? + H2

2) P + ? → P2O5

3) Na2O + H2O →?

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + ?

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?

6) CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O

7) NaOH + ? → Na2CO3 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) CaO + 2HCl → CaCl2+ H2

2) 4P + 5O2 → 2P2O5

3) Na2O + H2O → 2NaOH

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

6) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

7) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O

3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O

4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O

5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O

6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + 2y HCl→ x FeCl2y/x+ y H2O

3) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2+ (6x - 2y) H2O

4) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2 + (6x - 2y) H2O

5) (5x - 2y) M + (6nx - 2ny) HNO3 → (5x - 2y)M(NO3)n + nNxOy + (3nx - ny)H2O

6) FexOy + 2y H2SO4 → x Fe2(SO4)2y/x + 2y H2O

2. Tính theo phương trình hóa học

Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

=> m = n.M (g) => 

Trong đó:

n: số mol của chất (mol)

m: khối lượng (gam)

M: Khối lượng mol (gam/mol)

=>  => 

V: thề tích chất (đktc) (lít)

3. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

 => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

 => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

 => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình:               1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài :                      0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

 

Ví dụ 2: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = 0,2 mol

nH2SO4= 0,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình: 1 mol 1 mol 1 mol

Theo đầu bài: 0,2 mol 0,25 mol

Xét tỉ lệ:

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol

Thể tích khí H2 bằng: VH2= 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4 dư

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4= nZn = 0,2 mol

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

III. Dung dịch và nồng độ dung dịch

1. Các công thức cần ghi nhớ

a. Độ tan

 

b. Nồng độ phần trăm dung dịch (C%)

 

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan (gam)

mdd: khối lượng dung dịch (gam)

Ví dụ: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tình nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:

Đáp án hướng dẫn giải

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam

Áp dụng công thức:

 

c. Nồng độ mol dung dịch (CM)

 

Ví dụ: Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4

Đáp án hướng dẫn giải 

Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

d. Công thức liên hệ giữa D (khối lượng riêng), mdd (khối lượng dung dịch) và Vdd (thể tích dung dịch):

 

Dạng I: Bài tập về độ tan

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cứ 190 gam H2O hòa tan hết 60 gam KNO3 tạo dung dịch bão hòa

100 gam H2O hòa tan hết x gam KNO3

SKNO3 = (100.60)/190 = 31,58

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

20oC: 100g nước hòa tan tối đa 11,1g K2SO4

Vậy 80 gam nước hòa tan tối đa là:

Số gam muối cần hòa tan: (80.11,1)/100 = 8,88 gam

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ở 80oC, độ tan của KCl là 51 gam:

151 gam dung dịch bão hòa chứa 51 gam KCl

=> 604 gam → 204 gam

Đặt khối lượng KCl tách ra là a gam

Ở 20oC, độ tan của KCl là 34 gam:

134 gam dung dịch bão hòa chứa 34 gam KCl

604 - a gam 204 - a gam

=> 34.(604 - a) = 134.(204 - a) => a = 68 gam

Vậy khối lượng KCl kết tinh được là 68 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Độ tan của AgNO3 ở 60oC là 525 (g)

Ở 60oC cứ 100g dung môi có 525 g AgNO3

⇒ Cứ 2500 - mAgNO3 60o g dung môi có mAgNO360o g AgNO3

Lập tỉ lệ:100/(2500−mAgNO3) = 525/(mAgNO3)

mAgNO3 60o = 2100 (g) ⇒ mdm=  400(g)

Ở 10oC cứ 100 g dung môi có 170g AgNO3

⇒Cứ 400 g dung môi có mAgNO3 10oC g AgNO3

Lập tỉ lệ: 100/400=170/mAgNO3

⇒ mAgNO3 10oC = 680(g)

mtách ra= mAgNO3 60o - mAgNO3 10oC = 2100 - 680 = 1420 (g)

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ở 50oC có:

Cứ 100g nước hòa tan tối đa 42,6 g KCl

Cứ 250g nước hòa tan tối đa x g KCl

=> x = (250.42,6)/100 = 106,5 g

Lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dd bão hòa là:

mmuối còn thừa = 120 - 106,5 = 13,5 (g)

Dạng II: Pha trộn dung dịch xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau hoặc phản ứng giữa chất tan với dung môi → Ta phải tính nồng độ của sản phẩm (không tính nồng độ của chất tan đó).

Ví dụ: Khi cho Na2O, CaO, SO3... vào nước, xảy ra phản ứng:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài tập số 1: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nNa2O = 6,2/62 = 0,1 mol

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH

0,1 → 0,2 (mol)

mNaOH= 0,2.40 = 8 gam

mdd A = mNa2O + mnước = 6,2 + 73,8 = 80 gam

-> C% NaOH (dd A) = 8/80 .100% = 10%

Bài tập số 2: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nNa2O= 6,2/62 = 0,1 mol

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH

⇒nNaOH tạo ra=0,1.2 = 0,2 mol

nNaOH = (133,8.44,84)/(100.40) = 1,5 mol

⇒nNaOH= 1,5 + 0,2 = 1,7 mol

Bảo toàn khối lượng: mNa2O+  mdd NaOH = mdd spu= 6,2 + 133,8 = 140 gam

⇒C?= (1,7.40)/140⋅100%=48,6%

Bài tập số 3: Cho 6,9g Na và 9,3g Na2O vào 284,1 g nước, được dung dịch A. hỏi phải lấy thêm bao nhiêu gam NaOH có độ tinh khiết 80%(tan hoàn toàn) cho vào để được dung dịch 15%

nNa = 0,3 (mol); nNa2O = 0,15 (mol)

Phương trình hóa học

Na + H2O →  NaOH + 1/2 H2

0,3→ 0,3→ 0,15 (mol)

Na2O + H2O →  2 NaOH

0,15 → 0,3(mol)

=> nNaOH(sau p.ứ) = 0,6 (mol)

mddNaOH(sau p.ứ) = 284,1+ 6,9 + 9,3 - 0,15.2= 300 (g)

Gọi x là kim loại của NaOH tinh khiết 80% lấy thêm.

=> Kim loại chất tan NaOH sau khi trộn vào cùng: mNaOH(cuối)= 0,6.23 + 0,8x = 13,8 + 0,8x (g)

Kim loại dung dịch NaOH sau thêm là: mddNaOH(cuối) = 300 + x (g)

Vì dd NaOH cuối có nồng độ 15% nên ta có pt:

(13,8 + 0,8x)/(300 + x.100) =15%

⇔x = 48

Vậy cần thêm 48 gam NaOH độ tinh khiết 80%

Câu hỏi vận dụng tự luyện:

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

Bài tập số 6: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A ?

Bài tập số 7: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch ?

Bài tập số 8: Cần cho thêm a gam Na2O vào 120 gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 20%. Tính a ?

Bài tập số 9. Hòa tan hoàn toàn 124 gam natri oxit vào 876 gam nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

Bài tập số 10. Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Bài tập số 11. Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên.
L9
1.1 Công thức hóa học lớp 9 – Chuyên đề kim loại: Tính chất hóa học chung của các kim loại

  • Phản ứng của kim loại với lại phi kim

Phản ứng với oxi: Trong thí nghiệm nung đỏ và sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ

3Fe + 2O2 -> Fe3O4

Ngoài sắt, thì còn nhiều kim loại khác như là: Al, Zn và Cu,… phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO và CuO.

Tác dụng với phi kim khác: Thí nghiệm cho một thìa sắt đựng natri nóng chảy vào bình đựng có khí clo. Hiện tượng xảy ra là natri sẽ nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng. Điều này, là do natri sẽ phản ứng với khí clo tạo thành các tinh thể của muối natri clorua màu trắng.

2Na + Cl2 -> 2NaCl

Ở nhiệt độ cao, đồng, magie và sắt,… phản ứng với lưu huỳnh tạo ra các muối sunfua như: CuS, MgS và FeS. Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt,…) đều phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc là ở nhiệt độ cao và tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao, thì kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối

  • Phản ứng của kim loại cùng với dung dịch axit

Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit là (H2SO4 loãng và HCl, ..) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. Ví dụ, trong công thức hóa học lớp 9 hk1 ta có phản ứng như sau:

Zn + H2SO4 (loãng) -> ZnSO4 + H2

  • Phản ứng của kim loại cùng với dung dịch muối

Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat là: Cu + 2AgNO3 -> Cu (NO3) 2 + 2Ag.

Trong phản ứng này, thì đồng thay thế cho bạc khỏi muối. Chúng tôi nói rằng đồng sẽ hoạt động hóa học hơn bạc.

  • Phản ứng của kẽm cùng với dung dịch đồng (II) sunfat

Thí nghiệm: Cho một sợi dây kẽm vào ống nghiệm đựng có dung dịch đồng (II) sunfat .. Ta quan sát sẽ thấy bên ngoài của dây có chất rắn màu đỏ và màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, cùng kẽm tan dần.

Nhận xét: kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch đồng (II) sunfat. Chúng tôi nói rằng kẽm sẽ hoạt động hóa học hơn đồng.

Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu

Phản ứng của kim loại Mg, Al và Zn, … với dung dịch CuSO4 hoặc AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm và muối kẽm, .. và giải phóng kim loại Cu hoặc là Ag. Ta nói Al, Mg và Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu và Ag.

 

Công thức hoá học lớp 9 chuyên đề kim loại là trọng tâm

=>> Bài viết xem thêm: Cách giải bài tập Hóa học 9 – Các dạng hay gặp

1.2 Chủ đề kim loại: Chuỗi các phản ứng hóa học của kim loại

Xét các thí nghiệm: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 rồi cho mẩu dây đồng vào trong dung dịch FeSO4. Chúng tôi quan sát sẽ thấy bên ngoài đinh sắt có một chất rắn màu đỏ nhưng ở trong thí nghiệm 2 không có hiện tượng gì xảy ra. Vậy ở thí nghiệm 1, thì sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. Trong chương kim loại đây là một trong những công thức hóa học cơ bản.

Cụ thể, thì phương trình hóa học của phản ứng đẩy kim loại là: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Vì vậy sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, nên chúng ta sẽ xếp sắt trước đồng.

Thí nghiệm tương tự như sau: Cho một đoạn dây đồng vào trong dung dịch bạc nitrat và một đoạn dây bạc vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng II sunfat. -> Đồng sẽ hoạt động hóa học mạnh hơn là bạc

Bằng các thí nghiệm khác nhau, thì các kim loại được sắp xếp theo thứ tự là giảm dần khả năng phản ứng. Sau đây, là dãy phản ứng hoá học của một số kim loại thường gặp như: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag và Au.

1.3 Chủ đề về Hiđrocacbon và Metan (CH4)

Metan có nhiều trong các mỏ khí (là khí tự nhiên), ở trong các mỏ dầu (khí mỏ dầu hoặc là khí đồng hành), trong các mỏ than (khí của mỏ than) và trong bùn ao (khí bùn ao), có trong khí sinh học.

Metan là chất khí, không màu và không mùi, nhẹ hơn không khí (d = 16/29), nên rất ít tan trong nước.

Cấu tạo của phân tử: Gồm có 4 liên kết đơn giữa C và H

Công thức hóa học lớp 9 cần nhớ: Metan sẽ có công thức hóa học đó là CH4

Tính chất hóa học

  • Phản ứng với oxi: Khí metan sẽ cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước

CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O

Phản ứng trên sẽ tỏa nhiều nhiệt. Một hỗn hợp gồm một thể tích khí metan và có hai thể tích khí oxi là một hỗn hợp rất dễ nổ.

  • Phản ứng với clo: CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl (nhẹ)

Trong phản ứng trên, thì nguyên tử hidro của metan bị thay thế bằng nguyên tử clo nên phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.

Chuỗi hoạt động hóa học được sắp xếp theo thứ tự là từ độ lớn giảm dần.

 

Công thức hoá học lớp 9 chủ đề Metan được học sinh tìm vận dụng nhiều

1.4 Chủ đề về Hiđrocacbon và Etilen (C2H4)

Etilen là chất khí, không màu và không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí (d = 28/29)

Cấu tạo phân tử: Mỗi nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử hiđrô và có 2 nguyên tử còn lại dùng để liên kết 2 nguyên tử cacbon với nhau. Trong một liên kết bộ đôi có một liên kết yếu. Liên kết này sẽ dễ bị phá vỡ trong các phản ứng hóa học.

công thức hóa học đầy đủ của etilen sẽ là: CH2 = CH2 (dấu = cho biết liên kết đôi giữa 2 nguyên tử)

Tính chất hóa học

  • Phản ứng với oxi: Tương tự như metan, thì khi đốt cháy etilen tạo ra khí cacbonic, có hơi nước và tỏa nhiệt.

C2H4 + 3O2 -> 2CO2 + 2H2O

 

Công thức hoá học lớp 9 chủ đề Etilen là chất không màu và không mùi

2. Một số bài tập vận dụng công thức hóa học lớp 9

Chúng tôi sẽ liệt kê các bài giải bài tập có công thức hoá học lớp 9 để giúp các em học tốt môn hoá hơn.

2.1 Tên bài toán 1

1.1 Nội dung

Dẫn CO2 (hoặc là SO2) vào dung dịch có kiềm MOH

Đặt T = nMOH/nk

  • T ≥ 2: chỉ tạo thành muối ở trung hòa;
  • T ≤ 1: chỉ tạo thành muối là axit;
  • 1 <T <2: thu được cả muối trung hòa và cùng với muối axit.

Ví dụ: Sục 2,24 lít CO2 vào trong dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch này thu được sau phản ứng có chứa:

A. NaHCO3

B. Na2CO3

C. Na2CO3 và dung dịch NaOH

D. NaHCO3 và NaOH

  1. Cách giải

nco2 = 2,24/22,4 = 0,1mol

—> T = nNaOH/nco2 = 0.2/0,1 = 2

Vậy sau phản ứng với CO2 và cùng với NaOH, có sản phẩm thu được sẽ là Na2CO3.

2.2 Tên bài toán 2
  1. Nội dung

Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít khí CO2 (đktc) vào trong 500ml dung dịch NaOH có nồng độ C là mol / lít. Sau phản ứng sẽ thu được 65,4 gam muối. Tính C.

  1. Cách giải

Theo đề bài hấp thụ hoàn toàn là 15,68 lít CO2 (dktc), thì ta có:

nhỏ n_ {CO_ {2}} = frac {V} {22.4} = frac {15.68} {22.4} = 0.7 (mol)

Gọi số mol của các muối của NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là x và y sẽ tương ứng

Chúng tôi có PTPU:

CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)

x x x (mol)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)

Lâm Nguyễn Tiến Minh
Hơi dài nha bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×