Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Đọc hiểu mọi người ơi!!????
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
A. Điệp ngữ, hoán dụ
B. Điệp ngữ, ẩn dụ
C. Điệp ngữ, nhân hóa
D. Điệp ngữ, so sánh
Câu 8. Từ mắt nào trong những trường hợp sau được dùng với nghĩa gốc?
A. Mắt bão ở đúng vị trí đánh dấu trên bản đồ.
B. Giục quả na mở mắt tròn xoe.
C. Mắt lưới rất nhỏ nên cá con không thể lọt được.
D. Con mắt là cửa sổ tâm hồn.
PHẦN II: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
* Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỉ ( chỉ
biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là cọi trọng phẩm giá, đạo đức của mình. Một
người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử
của anh ta qua những câu trả lời như “ Điều gì khiến tôi sợ hãi/ xấu hổ?”, “ Điều gì khiến
tôi tự hào hạnh phúc?”...
Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước ( sợ pháp lí), nếu làm
trái pháp luật và sợ điều tiếng dư luận của xã hội ( sợ đạo lí), nếu làm trái với luận
thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với bản thân họ . Điều
đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vofbant thân khi làm những chuyện đi
ngược với lương trị của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà
mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự
trọng, có đạo đức, “ tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “ tòa án nhà nước” hay “ tòa
án dư luận”.
[..] Nói cách khác, người tự trọng thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi
không ai biết việc họ làm; Họ sẵn lòng là điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến; Họ
sẵn lỏng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay
không. Nếu tình cờ có ai biết đến và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết
đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần
thưởng lớn nhất đối với người tự do/ tự trị/ tự trọng là “ được sống đúng với con người
của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.
Câu 1: Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Từ văn bản, em thấy người vị kỷ và người tự trọng khác nhau như thế nào? ( 0,5
điểm)
Câu 3: Theo em, vì sao đối với người đối với người tự trọng, có đạo đức, “ tòa án lương
tâm” còn đáng sợ hơn cả “ tòa án nhà nước” hay “ tòa án dư luận”. ( 1,0 điểm)
Câu 4: Em có đồng tình với quan niệm phần thưởng lớn nhất đối với người tự do tự trị
tự trọng là
được sống đúng với con người của mình” không? Vì sao? (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn ( 5,0 điểm)
Em hãy kể về kỉ niệm với người thân.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
97
2
0
Mai Mai
28/12/2022 21:38:02
+4đ tặng
Câu 1:

Biểu hiện của người tự trọng:

- Biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình

- Thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sự hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”...

- Sợ sự trừng phạt của nhà nước, sợ dư luận, sợ tòa án lương tâm

- Không muốn làm điều xấu

- Sẵn sàng làm điều tốt mà không cần được ai ghi nhận

Câu 2:

- Người tự trọng là người biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác.

- Người vị kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình.

Câu 3:

-“tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận” vì:

- Tòa án lương tâm là sự lên án của lương tri về những việc làm sai trái của bản thân. Nó khiến con người bị dằn vặt về những điều mình làm trái với lương tri, đạo lý. Nó khiến con người không có cảm giác thanh thản.

- Tòa án lương tâm tuy vô hình nhưng nó là tiếng nói mạnh mẽ từ bên trong con người. Nó có thể không khiến con người phải chịu những trừng phạt hữu hình nhưng có thể khiến con người suốt đời phải chịu cảm giác tội lỗi .

Câu 4: HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lý lẽ thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:

– Đồng ý: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi vì: người tự do/tự trị/tự trọng là người tự ý thức được giá trị của con người mình, việc họ làm xuất phát từ những thôi thúc của lương tri chứ không phải vì sự hấp dẫn của những phần thưởng mà xã hội trao cho. Việc được sống đúng với con người của mình nghĩa là được hành động theo những lẽ sống mà mình trân trọng, thực hiện những giá trị sống mà mình tôn thờ, theo đuổi những nguyên tắc sống mà mình đề cao. Được như vậy, họ sẽ luôn cảm thấy thanh thản, hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa, bản thân có giá trị.

– Không đồng ý: Không phải lúc nào phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi có thể, với người tự trọng, phần thưởng lớn nhất đối với họ chính là niềm hạnh phúc của những người xung quanh, khi họ thấy nhờ việc làm của mình mà cuộc sống của cộng đồng trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa. Mặt khác, quá trình tìm kiếm và định nghĩa chính mình của con người là một hành trình có nhiều thăng trầm, biến đổi. Việc “sống đúng với con người của mình” không đồng nghĩa với việc sống một cách bảo thủ và cố chấp, cứng nhắc và thiếu hòa nhập, tuyệt đối hóa nguyên tắc sống của bản thân dẫn đến tự cao, tự đại xa rời với cộng đồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư