Đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là
Câu 2. Đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là
A. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
B. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
C. sử dụng năng lượng diện, sự ra đời dây chuyền sản xuất hàng loạt.
D. phương thức sản xuất được tối ưu dựa trên nền tảng công nghệ số.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì cận đại đối với con người?
A. Vấn nạn ô nhiễm môi trường.
B, Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
C. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 4. Một trong những hệ quả tiêu cực của các cách mạng công nghiệp thời cận đại là
A. nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh.
B. những chuyển biến lớn lao trong đời sống văn hóa.
C. cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
D. sự ra đời của nhiều trung tâm công nghiệp mới.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp ở các
nước tư bản thời cận đại?
A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản và vô sản.
B. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và giao thông vận tải.
C. Nâng cao năng suất lao động và làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
D. Làm tiền đề về khoa học – kĩ thuật dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 6. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là quá trình
A. đa dạng hóa, đa phương hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là nông dân và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản.
Câu 7. Một trong những bài học quan trọng rút ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự
phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là
A. coi trọng việc
dụng khoa học – kĩ thuật.
B. đẩy mạnh tham gia các liên minh khu vực.
C. chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế.
D. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.