Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Núi lửa Chư Đăng Ya ở làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ngủ yên hàng nghìn năm nay đã tạo nên một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây trở thành một địa chỉ du lịch lý thú của tỉnh Gia Lai.
Mặc dù rất bận rộn với việc nương rẫy và công tác đoàn, nhưng anh Pyưi, Bí thư Chi đoàn làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh vẫn rất vui vẻ khi kiêm thêm vai trò hướng dẫn viên du lịch của làng. Mỗi khi có đoàn khách phương xa tới ngắm dã quỳ, anh Pyưi tự nguyện dẫn khách lên núi, giới thiệu cho du khách về núi lửa Chư Đăng Ya. Khi khách xuống núi, anh Pyưi lại mời họ vào ghé thăm ngôi làng Ia Gri xinh đẹp.
Cùng với anh Pyưi, người dân trong làng giới thiệu thêm nhiều sản vật mình làm ra như chuối rừng, dong riềng, hay làm các món ăn của người Jrai. Anh Pyưi cho biết: “Tôi là một đoàn viên thanh niên trong làng, khi khách du lịch đến thăm Chư Đăng Ya thì tôi dẫn khách đến thăm giọt nước, nhà mồ, nhà thờ cổ. Tôi giải thích theo vốn hiểu biết của mình những điạ điểm đó để họ hiểu lịch sử hình thành, tập quán sinh hoạt của người Jrai tại đỉnh Chư Đăng Ya”.
Xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh nằm dưới chân núi Chư Đăng Ya hùng vĩ, thơ mộng. Nơi đây vào mỗi cuối thu, hoa dã quỳ nở vàng rực, kiêu sa và hoang dại từ đỉnh núi, trải dài xuống các triền núi, triền đồi và dọc các lối đi. Dòng nham thạch của núi tạo ra một vùng đất phì nhiêu. Mùa nào thức nấy, người dân luân phiên canh tác lúa, rau, dong riềng.
Quanh năm, tứ phía và ngay trong lòng núi lửa Chư Đăng Ya được chia thành nhiều ô vuông với những mảng màu sống động tạo nên bức tranh kỳ thú níu chân du khách phương xa.
“Tôi đã nghe trên Đài, đọc trên mạng, trên báo chí về lễ hội hoa dã quỳ nên tôi đã đến đây. Hoa dã quỳ ở đây rất là đẹp, núi lửa Chư Đăng Ya rất ấn tượng với tôi. Tôi thấy nó đẹp lắm, hùng vĩ. Sự hùng vĩ của núi lửa và đồi hoa dã quỳ đẹp như thế này thì tôi sẽ giới thiệu, quảng bá nhiều cho bạn bè, người thân của tôi biết để đến nơi này”, bà Tôn Nữ Thanh Nga, du khách đến từ Kon Tum đến thăm quan núi lửa Chư Đăng Ya cho biết.
Cuối năm 2018, huyện Chư Păh tổ chức lễ hội hoa dã quỳ- núi lửa Chư Đăng Ya lần thứ 2, thu hút lượng du khách lên tới 145.000 lượt người. Điều đặc biệt, thành tố chính của lễ hội chính là những người Jrai bản địa. Họ là chủ của các lễ hội, là chủ các gian hàng nông sản, là hướng dẫn viên du lịch, là đầu bếp của những món ăn đặc trưng Jrai.
Ông An Gran, trưởng làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya cho biết, người dân địa phương rất vui mừng khi được đón du khách phương xa đến với quê hương mình: “Trước đây khi chưa có lễ hội hoa dã quỳ, người dân chỉ đi làm nương rẫy. Rất khó khăn. Sau đó người ta biết núi lửa Chư Đăng Ya và tìm đến thì người dân đã bắt đầu thay đổi, tham gia vào lễ hội và tăng thu nhập. Mấy năm nay thấy khác hơn những năm trước, tôi rất mừng vì lễ hội thu hút đông khách”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |