Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguvễn Thành Long không có cốt truyện bởi có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và bình luận. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa đã tạo nênchất trữ tình, chất thơ cho tác phẩm, vẻ đẹp ấy được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già, thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống và con người.
Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu cho người đọc về một vùng đất đầy ấn tượng. Phong cảnh Sa Pa – núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp cứ chen nhau hiện dần lên bức tranh mỗi lúc một hấp dẫn: những rặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường, sự sống thật thanh bình, yên ả. Cảm giác đầu tiên đến với ông họa sĩ và cô gái trẻ là bức họa lung linh, kì ảo: ‘’Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kỉ lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” Cảnh vật được nhân cách hóa sống động. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối… đậm chất hội họa, vừa mang nhịp điệu thanh êm ái của một bài thơ. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một vùng đất, về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đất mới.
Nổi bật lên giữa bức tranh cao xanh bao la rộng lớn của núi rừng Tây Bắc là bức tranh thiên nhiên thu nhỏ nơi mảnh vườn của chàng trai khí tượng: “… đứng trong mây mù ...