Thơ lục bát hay còn là thể thơ dân tộc của Việt Nam, đây là thể thơ dân gian bao gồm nhiều cặp câu thơ kết lại tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh nhất. Thường thì thể thơ lục bát có câu đầu là 6 chữ và câu sau là 8 chữ, cứ như vậy sẽ nối tiếp nhau cho hết bài.
– Số câu: trong một bài thơ lục bát, có thể có một câu, hai câu, ba câu hoặc có thể sẽ có nhiều câu nói dài.
– Số dòng: một câu sẽ bao gồm hai dòng (nghĩa là 1 cặp) gồm: một dòng có 6 tiếng và 1 dòng có 8 tiếng.
Số lượng câu ở trong một bài thơ lục bát cũng sẽ không giới hạn nghiêm như những bài thơ đường luật hay là thể thơ song thất lục bát, nhưng khi kết thúc thì phải dừng lại ở câu 8 tiếng. Một bài thơ lục bát có thể sẽ bao gồm 2 hoặc là 4 câu.
Cách gieo vần
+ Thường thì âm tiết cuối của dòng 6 tiếng hiệp vần với âm tiết thứ 6 của dòng 8 tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng 8 tiếng lại hiệp vần cùng với âm tiết thứ 6 của dòng 6 tiếng nối tiếp. Theo đó, nó sẽ luân chuyển như vậy cho đến khi hết bài.
+ vần cuối dòng sẽ là vần chân, vần ở giữa lòng sẽ là vần lưng.
Nhịp và đối trong thơ lục bát
– Đối với cách ngắt nhịp khá là uyển chuyển, nhưng cũng tùy thuộc vào từng bài thơ: đối với câu lục thường là nhịp 2/ 4, nhịp 3/ 3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể sẽ ngắt nhịp 4/4.
Đối với thanh điệu của bài thơ lục bát
Sẽ có mức độ đối xứng luân phiên B – T- B ở những tiếng 2 – 4 – 6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Còn chữ thứ 2, chữ thứ 6 của câu bát tì đều là vần bằng, nhưng sẽ yêu cầu đặt ra ở đây là các bạn không được cùng một thanh. Nếu thứ 6 là thanh không có dấu, hay còn được gọi là phù bình thì chữ thứ 8 phải là thanh trầm bình.