Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Quang Dũng là nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và hào hoa. Ông đã để lại dấu ấn tên tuổi của mình trong rất nhiều sáng tác tiêu biểu trong đó có bài thơ Tây Tiến. Nhắc đến Tây Tiến người ta lại nhớ ngay đến thiên nhiên Tây Bắc cũng như hình ảnh người lính Tây Tiến một thời với bao nét đẹp mang dấu ấn đặc trưng của người lính trong cuộc kháng chiến ác liệt. Có người nói rằng : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến chính là nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về Tây Tiến.
Cảm hứng chủ đạo là trạng thái cảm xúc mãnh liệt đóng vai trò quan trọng trong suốt tác phẩm văn học gắn liền với tư tưởng, đánh giá của tác giả và có một sự tác động mạnh mẽ đến người đọc. Điểm bắt đầu đến diễn biến và kết thúc của hành trình trở về với quá khứ của Quang Dũng là nỗi nhớ. Có thể nói nỗi nhớ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bài thơ khiến cho bài thơ càng trở nên dạt dào cảm xúc. Nỗi nhớ dẫn dắt nhà thơ trở về với nhiều điều đặc biệt là khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuối cùng kết tinh của nỗi nhớ là hình ảnh người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ hiện lên trong bài thơ mang trạng thái cảm xúc da diết sâu đậm.
Nỗi nhớ đưa nhà thơ trở về với thiên nhiên Tây Bắc vừa mang nét đẹp dữ dội, khắc nghiệt vừa trữ tình, thơ mộng. Hai nét đẹp đan xen, hòa quyện với nhau trong từng nét vẽ của nhà thơ khiến cho thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đầy màu sắc và ấn tượng. Nỗi nhớ dồn nén như cuộn xoáy bên trong nhà thơ thúc giục nhà thơ bật ra thành tiếng gọi:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Tiếng gọi cất lên phảng phất một cảm giác trống trải, cô đơn của một người nặng lòng tha thiết với Tây Tiến. Có lẽ bắt nguồn từ cảm xúc đó, thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội được hiện lên trước hết qua hình ảnh sương núi: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi". Sương dày đặc và lạnh buốt nhiều đến nỗi như vùi lấp đoàn quân. Không chỉ vậy, dốc núi cheo leo, hiểm trở cũng được tái hiện lại làm tăng thêm sự ấn tượng về màu sắc dữ dội của thiên nhiên nơi đây:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Ba câu thơ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ với hình ảnh đèo dốc quanh co “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút cồn mây”. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” câu thơ chỉ có bảy tiếng nhưng có đến năm tiếng thanh trắc, hai từ dốc được lặp lại và rồi cùng kết hợp với hai từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” gợi lên cảnh tượng đèo dốc gập ghềnh, gian nan mà hiểm trở biết bao. Nét vẽ hoang sơ, bí hiểm tiếp tục được khắc họa đâm nét qua hai câu thơ tiếp:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Cách sử dụng thủ pháp nhân hóa qua hai hình ảnh “thác gầm thét”, “cọp trêu người” nhấn mạnh sự linh thiêng, đáng sợ của nơi rừng thiêng nước độc khiến cho con người mang trong mình cảm giác rùng rợn, ghê sợ. Thiên nhiên Tây Bắc dữ dội là thế, nguy hiểm là thế nhưng cũng có khi thơ mộng nên thơ đến ngỡ ngàng:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Và rồi Tây Tiến đem lại vẻ đẹp bình yên trong làn khói:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Đậm nét hơn và trữ tình hơn có lẽ là cảnh sông nước mênh mông trong bốn câu thơ:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Đây là cảnh thiên nhiên vào một buổi chiều ở Châu Mộc có sương giăng mắc bảng lảng, mơ hồ với dòng sông thi vị nên thơ và bến bờ hoang dại với những hồn lau. Chỉ bằng vài nét gợi tả Quang Dũng đã khắc họa được một bức tranh phong cảnh với vẻ đẹp huyền ảo, xa xăm và thơ mộng cho thiên nhiên Tây Bắc. Thiên nhiên giống như một con người với những nét đẹp rất đặc trưng của Tây Bắc khiến cho người đọc không thể nào không khỏi ấn tượng.
Không chỉ thiên nhiên Tây Bắc mà hình ảnh người lính Tây Tiến và đoàn quân Tây Tiến cũng hiện lên thật đẹp trong nỗi nhớ của Quang Dũng . Nếu như thiên nhiên vừa dữ dội vừa thơ mộng, duyên dáng thì con người cũng hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, dũng cảm nhưng cũng không kém phần lãng mạn, hào hoa. Hai vẻ đẹp đó của người lính được thể hiện sóng đôi với nhau trong từng kỉ niệm của nỗi nhớ. Nhớ về chặng đường hành quân với bao nhiêu khó khăn, gian khổ, với sương lấp, dốc núi hiểm trở hay tiếng cọp dữ tợn, người lính vẫn sẵn sàng đối mặt, chẳng hề lo lắng hay sợ hãi điều gì.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |