LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện "Chiếc lược ngà"

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện "Chiếc lược ngà"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
442
1
0
Tr Hải
02/01/2023 21:42:47
+5đ tặng

“Chiếc lược ngà” được viết trong những năm tháng mà miền Nam ruột thịt đang oằn mình trong cuộc chiến tranh chông Mĩ – nảm 1966. Những tác phẩm viết về đề tài tình cảm gia đình thời kì này không khiến lòng người mềm yếu đi mà ngược lại, nó tiếp thêm sức mạnh để mỗi đồng bào miền Nam cầm chắc hơn cây súng, vững hơn cây gậy để đánh đuổi giặc Mĩ vì những người thân yêu của mình. “Chiếc lược ngà” với ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ cũng được đời sống văn học của nhân dân đón nhận nồng nhiệt.

Tác phẩm viết về tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã lâu. Vì lửa đạn ác liệt, vợ ông đi thăm chồng không mang được con theo, ông chỉ được nhìn con qua những bức ảnh. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Vừa về nơi, ông đã nhận ra con và sung sướng gọi nó. Bé Thu không nhận ba vì sẹo trên mặt làm ông Sáu khồng còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đã đối xử với cha như người xa lạ. Ông Sáu vô cùng buồn rầu, đau khố tìm mọi cách săn sóc con mà không được. Đến lúc Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ơ khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc iàm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. Thu lớn lên trờ thành một cô giao liên dũng cảm và xinh đẹp. Trong một chuyến công tác, người bạn năm xưa của ông Sáu đã gặp được Thu và trao cho cô chiếc lược ngà.

Xuyên suốt câu chuyện, ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm và đồng thời là một người cha yêu con tha thiết. Điều đó khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến.

Khi tham gia kháng chiến, vì sự nghiệp chung của Tổ quốc, ông Sáu đã chấp nhận hi sinh những tình cảm riêng. Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, dù nhớ gia đình, nhớ con cháy bỏng, ông vẫn giữ vững kỉ luật bảy tám năm không về. Khi về phép, hết ba ngày hạn, khi ấy ông đã khao khát nán lại biết bao dù chỉ một chút thôi để tận hưởng tình cảm cha con mà ông vừa mới nhận được sau bao đợi chờ, mong mỏi. Nhưng chấp hành nhiệm vụ, ông vẫn gạt đi niềm riêng để chia tay con gái. Trong những năm tháng ở chiến trường, ồng đã chiến đấu dũng cảm và rồi hi sinh anh dũng.

Lòng yêu nước của ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ khác trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hàng ngàn hàng triệu người con đất Việt đã bước vào chiến trường gạt đi những niềm riêng. Chiển trường vẫy gọi, Tổ quốc đang cần, họ sẵn sàng lên đường vì những cuộc đời chung trong tương lai. Đó là những cống hiến, những hi sinh vô cùng cao thượng.

Ở ông Sáu còn có một điều vô cùng đáng quý khác là tình yêu thương con tha thiết. Suốt những năm tháng ở chiến trường, ông đã ấp ủ hình bóng của con. Có lẽ ông đã tưởng tượng từng ngày từng giờ về sự lớn lên của nó. Bởi thế, về đến nhà, không cần hỏi thăm ông đã nhận ra con mình. Tình cha con nôn nao, không chờ xuồng cập bến, ông nhảy lên bước vội những bước dài, miệng lập bập:

Thu con!

Trái tim ông có lẽ đang run rẩy. Ông đang chờ đợi giây phút con bé lao vào lòng mình mà ôm mà hôn miệng la lên “Ba! Ba!” sung sướng… Nhưng bất hạnh thay, Thu lại sợ hãi chạy đi miệng la “Má! Má!”. Ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.

Trong những ngày nghi phép, ông buồn rầu chỉ nghĩ cách gần con. Đáng thương thay cho người cha ấy. Ngày phải đi càng ngày càng gần lại mà niềm riêng trăn trở của ông vẫn chưa thỏa lòng. Ông chắc hẳn đã nghĩ đến những ngày phép ngắn ngủi mà lo lắng lắm. Vậy nên, ông tranh thủ từng giây từng phút để mà săn sóc cho nó. Khi thì chờ nó gọi “ba” nhờ ông chắt nước, khi thì chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”, lúc lại lựa cho nó miếng trứng cá ngon vàng nhất đĩa… Nhưng mọi việc đều vô ích. Nỗi lo lắng về thời gian nghỉ phép cộng với nỗi đau vì tình thương không được đáp trả đã khiến ông trót đánh con một cái: “Sao mày ương quá vậy!”. Chính cái đánh ấy đã khiến ông ân hận biết bao. Nỗi ân hận đã theo ông cả vào chiến trường sau đó.

Ngày ra đi, ông Sáu rất muốn ôm hôn con tạm biệt. Nhưng lo con bỏ chạy như lần trước, người cha tội nghiệp chỉ dám đứng từ xa mà nhắn nhủ: “Ba đi nghe con”. Nhưng chính lúc ấy, bé Thu lao đến ôm chầm lấy ông: “Ba! Ba!”, "Con không cho ba đi”. Tiếng gọi ấy như cơn mưa mát lành trải xuống cánh rừng khô hạn. Ông Sáu đã vui sướng biết nhường nào. Chắc hẳn, ông đã muốn nán lại để ôm hôn con cho thỏa nhưng vì nhiệm vụ ông phải ra đi.

Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn cả tình yêu thương và nhung nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Trong khi làm, ông cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sống lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con -Thu của ba". Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, them mượt… Chiếc lược ngà đã trở thành kỉ vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu, nó làm dịu nỗi ân hận chứa đựng tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha với đứa con xa cách. Tình yêu con của ông Sáu không phải được đếm theo ngày, theo giờ mà là theo phút, theo giây. Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Hành động trao lại cây lược cho người đồng đội, ông Sáu như muốn nhắn nhủ: “Hãy giúp tôi  trao lại cây lược cho con gái”. Tình cha nơi ông khi ấy cảm động và thiêng liêng làm sao!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Bảo Yến
02/01/2023 21:43:08
+4đ tặng

Tôi là Sáu- một người chiến sĩ xung phong trên chiến trường Nam Bộ. Ngày tôi tạm biệt mái ấm gia đình để lên đường ra trận, con gái tôi- bé Thu mới chỉ được một tuổi. Với tôi, bé Thu là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời này, cũng chính là động lực để tôi hết mình chiến đấu và sớm ngày trở về gặp con. Đằng đẵng bảy năm trôi qua, tôi mới có dịp quay về quê nhà.  Dẫu cho tấm ảnh má con nó tôi vẫn luôn nâng niu và nhìn ngắm mỗi ngày thì cái cảm giác được gặp con, được ôm con vào lòng vẫn khiến tôi khao khát, mong chờ vô cùng.

Còn nhớ ngày tôi đi, bé Thu còn được ẵm trên tay mẹ. Gương mặt con bé kháu khỉnh, đáng yêu lắm. Những ngày vợ đến thăm, tôi đều nhắn nhủ lần sau nhớ dắt con theo nhưng trong tâm vẫn biết rõ điều đấy là không thể. Thời thế loạn lạc, dẫn theo con chẳng khác nào đưa nó vào nguy hiểm. Tôi biết rõ cả chứ. Chỉ có điều nỗi nhớ và sự khao khát được gặp lại con cứ dâng mãi trong lòng.

Cũng vì vậy mà chuyến về quê này với tôi là một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Cái ngày mà tôi chờ đợi suốt bảy năm qua cuối cùng cũng đến. Lòng tôi cứ nao nao, bồn chồn mãi. Nghĩ đến cảnh được đoàn tụ với gia đình, được ôm hôn con, được nghe tiếng con gọi ba thân mật,…là tôi lại vui đến mức không ngủ được.

Chiếc xuồng dần cập bến. Hình ảnh ngôi nhà cùng hàng dừa xanh cũng dần hiện rõ hơn. Dù từ xa, bóng bé gái tóc ngắn ngang vai, mặc quần bông áo đỏ hiện lên mờ nhạt, tôi vẫn nhận ra ngay đó là con gái mình. Tôi toan chạy khi xuồng chưa cập bến hẳn và gọi to: “Thu, con”.

Ngay từ lúc cất tiếng gọi, như những gì đã mường tượng suốt một đêm hôm qua, tôi nghĩ rằng bé Thu sẽ chạy đến ôm tôi và vui mừng vì ba nó đã về gặp nó. Nhưng không, ánh mắt con bé ngơ ngác, tròn xoe. Nó giật mình khi nghe tiếng tôi gọi, càng hốt hoảng hơn khi nhìn rõ mặt tôi khi tôi tiến lại gần. Một cảm giác hụt hẫng bao lấy con người tôi. Vừa xúc động, vừa thất vọng, vết thẹo dài trên má tôi cũng đỏ hơn, hằn rõ hơn. Có lẽ vì vậy mà bé Thu sợ hãi, bỏ chạy đi tìm mẹ. Trái tim tôi nhói lên đau đớn. Tôi chưa từng nghĩ đến cảnh tượng này, chưa từng nghĩ con gái sẽ sợ hãi, tránh né người cha đã bảy năm không gặp như thế…Đứa con gái mà tôi mong ngóng từng ngày lại không chấp nhận người cha này. Lòng tôi cứ như có vết dao cắt, chẳng thể nào nguôi ngoai.

Mẹ bé Thu thông báo với gia đình và bà con hàng xóm. Ai nấy đều đến hỏi thăm, quan tâm khiến tôi cảm động, phấn khởi vô cùng. Nhưng dường như trong lòng vẫn có cảm giác trống trải. Thỉnh thoảng, tôi đưa mắt nhìn bé Thu, nhưng đổi lại là sự tránh né của con bé. Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy cũng không có gì kỳ lạ. Vì khi tôi lên đường đi chiến đấu, bé Thu chưa tròn 1 tuổi nữa mà. Nó còn quá nhỏ để khắc ghi hình ảnh người cha này và bây giờ cũng chưa đủ lớn để nhận biết được.

Dù vậy, lần này tôi chỉ được quay về nghỉ phép ba ngày. Ba ngày ngắn ngủi quá, tôi không dám và cũng không muốn đi đâu xa. Cả ngày ở nhà cố gần gũi với con bé. Càng gần ngày đi, chỉ càng mong nghe được tiếng con gọi “ba”, mong được con thân mật, yêu thương mình. Cũng vì vậy mà sự khao khát được gần bên con cũng càng nhiều hơn.

Nhưng con bé cũng có kiên định của riêng nó. Nó nhất quyết không gọi tôi một tiếng cho dù đang trong hoàn cảnh cần tôi giúp đỡ. Lúc nào cần nói, nó cũng không gọi ba, chỉ nói trống không. Trong bữa cơm hôm ấy, tôi ân cần gắp cho con một miếng trứng cá to vào bát. Nó không nói gì, rồi bất ngờ hất miếng trứng ra, cơm văng tung tóe khắp mâm. Tôi giận lắm, không kìm chế được, vừa giận vừa thương lấy tay phát liền hai cái vào mông nó, mắng: “ Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

Đánh con xong lòng tôi đau như có ai xát muối vào vết thương. Nhưng lạ thay, bé Thu chẳng khóc, chẳng nói chẳng rằng, nó cúi gằm mặt, lặng lẽ gắp miếng trứng cá đặt lại vào chén rồi ra thuyền, chèo sang bên nhà ngoại. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm. Con bé không có lỗi, nó còn quá nhỏ để hiểu mọi thứ. Tất cả là do chiến tranh tàn khốc đã ngăn cách ba con chúng tôi.

Ba ngày ngắn ngủi cũng trôi qua, mai là ngày tôi phải lên đường quay về chiến trường. Nơi chiến trường khốc liệt, ra đi nào có dám nghĩ đến ngày quay về. Tôi chỉ tha thiết được nghe con gọi ba một lần thật ấm áp mà sao lại khó đến thế. Cả đêm không ngủ. Tôi cứ nghĩ mãi về gia đình, về bé Thu…Nước mắt cứ chực trào ra.

Sáng ngày đi, bà con nội ngoại, hàng xóm đến rất đông. Ai nấy đều bùi ngùi chia tay, dặn dò tôi ráng giữ sức khỏe chờ ngày đất nước thống nhất để quay trở về. Mãi tiếp khách, tôi cũng không có thời gian ngó tới con bé. Lúc đeo ba lô lên vai, tôi có nhìn bé Thu. Nỗi đau trong lòng dường như không quá mạnh mẽ như lúc đầu con không nhận ra mình nữa. Thay vào đó, lòng tôi đầy sự trống trải, đượm buồn, tiếc nuối và thương con nhiều hơn. Bé Thu trông không còn bướng bỉnh nữa, trước mắt tôi, con bé nhìn có chút buồn hơn những ngày trước. Trước phút chia xa, tôi chỉ muốn ôm hôn lấy con một lần, nhưng vì sợ vết thẹo trên má mình khiến con hoảng sợ, tôi đành ngậm ngùi chào: “Thôi, ba đi nghe con”.

Phút chia ly, lòng tôi nghẹn ngào khóc không thành tiếng. Nhưng điều khiến tôi xúc động đến tột cùng là lúc cái Thu gọi lên một tiếng dài : “Ba”.

Tôi như không tin vào tai mình. Đó là tiếng bé Thu gọi mình đấy sao? Tiếng gọi mà tôi đã chờ đợi suốt bao lâu nay. Tôi toan quay đầu lại, con bé đã chạy đến ôm tôi chặt cứng. Nó không ngừng hôn lên má tôi, lên vết thẹo dài, miệng cứ liên tục: “Ba, ba ở lại với con. Con không cho ba đi nữa.”

Đến bây giờ mới là phút giây tôi cảm nhận rõ nhất tình phụ tử. Ấy thế mà tôi lại sắp phải chia tay con. Nghẹn ngào chẳng thể nói được nên lời, tôi kiềm lòng dặn dò con bé và cũng tự trấn an mình: “Ba đi rồi ba sẽ về thôi nghen con!”.

Nhưng con bé không chịu nghe, hai tay nó ôm chặt lấy cổ tôi. Đôi chân nhỏ bé quặp ngang hai bên hông của tôi. Bé Thu nức nở khóc và tôi cũng thấy khóe mắt mình cay cay. Đến khi má nó và bà ngoại lại gần dỗ dành, con bé mới chịu buông tôi ra. Nước mắt lưng tròng, nó nức nở: “Ba đi rồi về mua cho con cây lược nghe ba!”.

Phút chia tay nghẹn ngào nhưng cũng ngắn ngủi quá, chúng tôi từ biệt mọi người trở chiến trường nhận nhiệm vụ. Mỗi đêm rừng, nằm nhớ về con tôi lại thấy ân hận vô cùng vì đã trót đánh con. Tôi dằn vặt, đau đáu mãi những năm tháng chiến dịch. Lời hứa mang về chiếc lược cho con cứ in sâu trong lòng tôi. Không một phút giây nào tôi quên nhiệm vụ mà đứa con gái bé bỏng gửi gắm mình. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành kỷ vật thiêng liêng của tình mẫu tử.

Tôi muốn tự tay làm tặng cho con gái bé bỏng của mình một cây lược thật đẹp. Hằng ngày tôi tỉ mỉ mài chiếc ngà voi và đập nhỏ vỏ đạn để làm lược. Tôi còn cẩn thận khắc lên đó những dòng chữ yêu thương để dành tặng cho con. Chiếc lược trở thành động lực, thành niềm tin vững chắc, thành ước mơ về ngày chiến tranh kết thúc, tôi sẽ được trở về, trao tận tay con bé món quà nhỏ này.

Nhưng rồi, chiến tranh tàn khốc, ranh giới giữa sự sống với cái chết thật sự rất mong manh. Trong một trận càn lớn của Mỹ – Ngụy, tôi không may bị thương nặng. Biết mình phải hy sinh, tôi không có gì hối tiếc vì đã chiến đấu hết sức mình cho độc lập của Tổ Quốc. Trước lúc lìa xa cõi đời, hình ảnh lá cờ độc lập hiện mãi trong đầu tôi. Dưới lá cờ đó, là bé Thu- là đứa con gái bé bỏng đang trông đợi tôi về. Tôi đã kịp đưa cho anh Ba – người bạn chiến đấu của mình cây lược ngà với hi vọng rằng anh sẽ thay tôi trao tận tay cho con bé. Và dường như trong cơn hấp hối, tôi vẫn nghe rõ mồn một tiếng anh Ba bên tai tôi: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”.

Trong giây phút cuối cùng ấy, tôi thấy bé Thu mỉm cười nắm lấy tay tôi, tôi cũng mỉm cười hạnh phúc chìm vào giấc ngủ dài.

Qua bài viết đóng vai ông Sáu kể lại truyện Chiếc lược ngà bên trên đã giúp các bạn và các em học sinh hiểu hơn về nhân vật ông Sáu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, nhân đây chúc các em học tốt và thi thật tốt nhé.

1
0
Kly
02/01/2023 21:43:42
+3đ tặng

Tôi người chiến sĩ ở chiến trường Nam Bộ. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tôi bỏ lại mẹ già con thơ lên đường đi nhập ngũ. Giữa những năm tháng ác liệt của chiến tranh cha con tôi thật khó mà gặp mặt nhau được. Mãi đến khi con lên 8 tuổi tôi mới có dịp trở về thăm quê. Chuyến về thăm quê lần này để lại trong tôi hồi ức chẳng thể phai nhòa.

Khi tôi lên đường nhập ngũ, bé Thu nhà tôi chưa đầy một tuổi. Những lần vợ tới thăm, tôi có nhắc vợ mang con theo để tôi thỏa nỗi nhớ thương con ấy thế nhưng hoàn cảnh lại chẳng thể cho phép. Chính vì thế mãi sau ngày khi ngày được về thăm quê tôi mới có cơ hội được gặp con.

Cái tình nhớ con thương con cứ nao nao trong lòng tôi. Tôi bồn chồn cả đêm chẳng thể ngủ được, chỉ mong sao thời gian trôi thật nhanh để sớm được gặp con, ôm con vào lòng. Xuồng vừa cập bến nhác thấy bóng cô bé độ 8 tuổi, tóc cắt ngang vai mặc quần bông áo đỏ đang chơi trước nhà chòi, bằng giác quan thứ 6 và tình cha con mãnh liệt tôi linh cảm đó chính là Thu- con của tôi. Tôi nhảy vội lên bờ, kêu to:

“Thu, con”

Tôi mường tượng ra con sẽ chạy đến ôm tôi, hôn tôi thắm thiết, cảnh cha con xúc động thế nhưng khi nghe tôi gọi con bé lại giật mình, tròn xoe mắt nhìn. Không kìm được nỗi lòng tôi xúc động chầm chậm bước tới, mỗi lần tôi xúc động vết thẹo dài trên má tôi lại đỏ ửng lên trong thật dễ sợ. Có lẽ vì thế mà khiến con bé khóc thét lên rồi chạy vội đi tìm mẹ của nó. Tôi cảm thấy mình như người xa lạ, trong lòng buồn bã đầy hụt hẫng. Trái tim tôi nhói lên đau đớn. Đứa con gái tôi mong ngóng, tôi đợi chờ lại không chấp nhận người cha này ư? Trong lòng tôi cứ dấy lên một nỗi lòng chẳng nguôi ngoai.

Lần này tôi về nghỉ phép được 3 ngày. 3 ngày ngắn ngủi tôi chẳng dám đi đâu xa, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà để vỗ về con, thân thiết với con hơn. Tôi chỉ mong một phút giây nào đó con sẽ nhận ra và gọi tôi là “Ba”. Tiếng ba lúc nào cũng thường trực trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khao khát cháy bỏng trong tôi.

Nhưng nào ai ngờ tôi càng muốn gần thì con bé lại càng đẩy tôi ra xa hơn. Vợ tôi có nói nhưng nó cũng chỉ lảng tránh và tỏ ra không thích. Dù cho đặt vào hoàn cảnh cuối cùng, khi nồi cơm sôi nhưng nó nhất quyết vẫn không chịu gọi tôi một tiếng ba để tôi chắt nước nồi cơm dùm.

Trong bữa cơm ngày hôm đó, chọn miếng trứng cá ngon nhất to nhất tôi gắp cho con bé. Nhưng nó lại ngỗ nghịch hất miếng trứng cá ra khiến cơm văng tung tóe mâm. Vừa giận vừa thương, tôi vung tay đánh vào mông nó quát to: “Sao mày cứng đầu quá vậy”. Tưởng rằng với tính cách bướng bỉnh nó sẽ lăn ra khóc rồi giãy, đạp đổ cả mâm cơm nhưng không nó ngồi xuống, cúi gằm mặt rồi gắp cái trứng cá vào lại bài, lặng lẽ đứng dậy, đi ra ngoài và chèo thuyền qua phía nhà ngoại. Hết bữa cơm tôi bảo vợ sang đón con về nhưng dù vợ tôi có nói thế nào nó nhất định cũng không chịu về.

Mai đã là ngày tôi phải đi. Ra chiến trận nào ai biết trước được ngày về, không biết bao giờ tôi mới lại được gặp con thế nhưng con lại chẳng thể hiểu cho nỗi lòng người cha này.

Cả đêm đó những dòng suy nghĩ miên man cứ lặp lại hoài trong đầu tôi. Tôi trở mình thở dài mấy lần. Mỗi lần như thế vợ tôi đều hiểu, cô ấy bảo tôi cứ yên tâm công tác, sau con lớn rồi con sẽ hiểu ra thôi. Tôi cứ đành tặc lưỡi ngao ngán cho vợ an lòng.

Sáng hôm sau, bà con nội ngoại đến rất đông. Con bé nhà tôi cũng theo ngoại nó về. Vì mải tiếp khách tôi cũng chẳng để ý được đến con. Lúc xách ba lô lên vai, tôi ngoái lại nhìn con. Bé con đứng ở góc nhà, không còn bướng bỉnh nữa mà vẻ mặt có chút đượm buồn, nghĩ ngợi sâu sa. Tôi chỉ muốn chạy lại hôn lên má con, ôm con nhưng tôi sợ vết thẹo của mình lại khiến con sợ nên tôi chỉ đành lẳng lặng từ xa:

“Thôi ba đi nghe con”

Quay lưng bước đi, lòng ngập tràn thương nhớ, tôi không giấu nổi nước mắt thế nhưng lại càng xúc động hơn khi bé Thu chợt chạy đến ôm lấy tôi khóc nức nở “Baaaaaaaa”

Trời con bé gọi tôi là ba, nó đang gọi tôi là ba, tôi có nghe nhầm không chứ. Không tiếng ba của nó thật rõ, xé tan không gian im lặng, tiếng ba đầy nghẹn ngào như bóp chặt trái tim tôi.

Tôi chạy lại ôm con vào lòng. Dường như cảm nhận được điều gì đó, bé Thu ôm chặt lấy tôi, vừa khóc vừa nói:

“Không cho ba đi nữa, ba ở lại với con”

Tôi thương con bé nhiều lắm. Đến bây giờ là phút giây tôi cảm nhận rõ nhất tình phụ tử ấy thế mà tôi lại sắp phải chia xa. Nghẹn ngào chẳng nói được nên lời, tôi nói với con bé và cũng tự trấn an mình:

“Ba đi rồi ba sẽ về thôi con”

Nhưng con bé nào có nghe, nó đưa hai chân ghì chặt lấy người tôi. Nó sợ tôi đi mất, tôi cũng sợ, sợ phải xa con. Tôi muốn gần bên con thêm vài ngày nữa để trao cho con những yêu thương cất giấu từ bấy lâu trong lòng nhưng vì nhiệm vụ cấp bách chiến trường không cho phép tôi được làm thế

Rồi cũng đến lúc phải đi, bà con chòm xóm an ủi bé con nhà tôi để tôi an tâm lên đường. Chứng kiến cảnh này ai nấy cũng chẳng thể cầm nổi nước mắt.

Con bé có vẻ hiểu ra, không còn bướng bỉnh nữa nhưng vẫn ôm lấy tôi mếu máo:

“Ba đi ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”

Rồi từ từ tuột xuống.

Mãi sau này nghe kể lại tôi mới biết thì ra nó không nhận ra tôi vì vết thẹo dài, khác với ảnh má nó đã cho nó xem. Rồi ngoại đã giải thích và nó đã hiểu. Thì ra nó không hề quên tôi, không hề quên người cha này chỉ là vì chút trẻ con ngây dại, vì vết sẹo chiến tranh khiến nó không nhận ra tôi mà thôi.

Chia tay trong nghẹn ngào, chúng tôi từ biệt mọi người trở về nhận nhiệm vụ. Chúng tôi phải trở lại miền Đông để chiến đấu. Mỗi đêm rừng, nằm trên võng nhớ về con tôi lại ân hận vô cùng trước đây đã trót đánh con. Yêu thương chưa là bao mà lại đánh con. Tôi dằn vặt, đau đáu suốt những năm tháng chiến dịch.

Hôm đó là buổi chiều mưa rừng, tôi trở về đơn vị. Hôm nay tôi vui lắm vì tôi nhặt được một khúc ngà voi. Tôi hí hửng thích chí đem lên khoe với đồng đội. Cái ngà voi này dùng để làm cho bé con chiếc lược chắc có lẽ nó sẽ thích lắm. Rồi tôi lấy vỏ đạn hai mươi li của Mỹ đập thành chiếc cưa nhỏ.

Những ngày tháng về sau, tranh thủ phút giây rảnh rỗi nghỉ ngơi tôi lại lôi ra, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược. Ấy thế mà chẳng mấy chốc chiếc lược cũng hoàn thành. Tôi dùng tất cả niềm thương nỗi nhớ nắn nót khắc từng chữ nhỏ lên chiếc lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Cái lược dài độ hơn một tấc, ngày nào tôi cũng đem nó ra ngắm nghía cho vơi bớt nỗi nhớ con. Chiếc lược cho tôi thêm ý chí vượt qua mọi gian lao, hiểm nguy, chiến đấu và chiến thắng để sớm ngày được trở về đoàn tụ cùng con.

Chiến tranh khiến con người phải xa cách, chiến tranh khiến cho những đứa trẻ không còn nhận ra ba của nó nữa, đến khi nhận ra lại chẳng được ở bên nhau. Có lẽ không chỉ có con tôi, gia đình tôi mà con rất nhiều người như thế, gia đình cũng lâm vào hoàn cảnh éo le như chúng tôi. Chỉ có hòa bình, có thống nhất con người ta mới hạnh phúc, ấm no. Chúng tôi- những người lính cách mạng nhất định sẽ chiến đấu và chiến thắng để nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam được sống trọn trong thống nhất, độc lập, tự do, an bình, để trẻ thơ được yêu thương, chăm sóc bên cha mẹ, gia đình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư