Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một đức lang quân tài giỏi, xuất chúng. Ngày kén rể được diễn ra, trên khắp cả nước có rất nhiều chàng trai trẻ đến tham dự, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hai người đều có diện mạo và tài năng xuất chúng, khó phân cao thấp.
Sơn Tinh chàng tới từ Tản Viên, là chúa chốn non cao, chàng có tài dời non lấp bể, dựng xây đồi núi. Thủy Tinh là vua vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió dâng nước gây sóng to gió lớn. Đứng trước hai gương mặt sáng giá nhất cho vị trí phò mã, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, sau khi bàn bạc, cân nhắc cùng chúng đại thân, nhà vua đã đưa ra lời thách cưới cùng với những lễ vật hiếm lạ trong nhân gian: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng. Nếu ai có thể mang lễ vật đến trước sẽ được nhà vua gả Mị Nương cho.
Nhận lời thách cưới, Sơn Tinh và Thủy Tinh ra về, sáng sớm hôm sau Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước, vua Hùng vô cùng hài lòng nên đã gả con gái cho chàng. Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ nên đã đùng đùng nổi giận hô mưa gọi gió chặn đánh Thủy Tinh hòng giành lại Mị Nương khiến cả một vùng rộng lớn ngập trong biển nước. Trước sự hung bạo của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã bốc từng quả núi, dời từng quả đồi để ngăn chặn, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dùng phép dâng núi chặn nước cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao tranh suốt mấy ngày đêm đều không phân thắng bại, cuối cùng Sơn Tinh nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã đánh bại quân Thủy Tinh. Thủy Tinh thua trận rút quân về.
Thủy tinh thua trận không can tâm hắn vẫn nuôi ý định trả thù và cứ tháng 7 tháng 8 hàng năm Thủy Tinh đem quân đến Sơn tinh gây giông bão khắp nơi.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tạo nên nhằm giải thích cho hiện tượng lũ lụt, thiên tài vẫn xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng miền Bắc nước ta gây thiệt hại nhiều về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác. Sâu sắc hơn, thông qua câu chuyện này, nhân dân ta đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Trước thiên tai bất thường, con người Việt Nam kiên quyết không đầu hàng mà đoàn kết cùng nhau chống lại, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Nhân vật Sơn Tinh chính là biểu tượng cho khát vọng và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc trị thủy ấy.
Hàng năm lũ lụt vẫn xảy ra nhưng với sự đoàn kết một lòng, nhân dân ta vẫn có thể áp chế được thiên tai, bảo vệ mùa màng, cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ đơn thuần là câu chuyện dân gian về việc vua Hùng kén rể mà còn được nhân dân ta gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.
2. Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, mẫu số 2:
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một đức lang quân tài giỏi, xuất chúng. Ngày kén rể được diễn ra, trên khắp cả nước có rất nhiều chàng trai trẻ đến tham dự, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hai người đều có diện mạo và tài năng xuất chúng, khó phân cao thấp.
Sơn Tinh chàng tới từ Tản Viên, là chúa chốn non cao, chàng có tài dời non lấp bể, dựng xây đồi núi. Thủy Tinh là vua vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió dâng nước gây sóng to gió lớn. Đứng trước hai gương mặt sáng giá nhất cho vị trí phò mã, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, sau khi bàn bạc, cân nhắc cùng chúng đại thân, nhà vua đã đưa ra lời thách cưới cùng với những lễ vật hiếm lạ trong nhân gian: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng. Nếu ai có thể mang lễ vật đến trước sẽ được nhà vua gả Mị Nương cho.
Nhận lời thách cưới, Sơn Tinh và Thủy Tinh ra về, sáng sớm hôm sau Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước, vua Hùng vô cùng hài lòng nên đã gả con gái cho chàng. Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ nên đã đùng đùng nổi giận hô mưa gọi gió chặn đánh Thủy Tinh hòng giành lại Mị Nương khiến cả một vùng rộng lớn ngập trong biển nước. Trước sự hung bạo của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã bốc từng quả núi, dời từng quả đồi để ngăn chặn, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dùng phép dâng núi chặn nước cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao tranh suốt mấy ngày đêm đều không phân thắng bại, cuối cùng Sơn Tinh nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã đánh bại quân Thủy Tinh. Thủy Tinh thua trận rút quân về. Thủy tinh thua trận không can tâm hắn vẫn nuôi ý định trả thù và cứ tháng 7 tháng 8 hàng năm Thủy Tinh đem quân đến Sơn tinh gây giông bão khắp nơi.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tạo nên nhằm giải thích cho hiện tượng lũ lụt, thiên tài vẫn xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng miền Bắc nước ta gây thiệt hại nhiều về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác. Sâu sắc hơn, thông qua câu chuyện này, nhân dân ta đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Trước thiên tai bất thường, con người Việt Nam kiên quyết không đầu hàng mà đoàn kết cùng nhau chống lại, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Nhân vật Sơn Tinh chính là biểu tượng cho khát vọng và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc trị thủy ấy. Hàng năm lũ lụt vẫn xảy ra nhưng với sự đoàn kết một lòng, nhân dân ta vẫn có thể áp chế được thiên tai, bảo vệ mùa màng, cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ đơn thuần là câu chuyện dân gian về việc vua Hùng kén rể mà còn được nhân dân ta gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.